Việc chỉ số đường huyết không ổn định, quá thấp hay quá cao đều có thể gây ra những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của người bệnh. Khi tăng đường huyết, bạn sẽ gặp các triệu chứng như khô miệng, khát nhiều, đi tiểu thường xuyên, mắt mờ, đau đầu, mệt mỏi… Ngược lại, bạn thường thấy bủn rủn chân tay, đổ mồ hôi, đói… nếu bị hạ đường huyết.
Những nguyên nhân khiến đường huyết không ổn định
Chế độ ăn uống không hợp lý
Chế độ ăn uống là một trong những nguyên nhân cốt lõi gây mất ổn định đường huyết. Chú ý theo dõi và điều chỉnh liều lượng thích hợp khi sử dụng các loại đồ uống có chứa caffeine, đồ uống thể thao, thực phẩm có thành phần carbohydrate, các loại trái cây khô; vì đây đều là các loại thực phẩm có nguy cơ làm tăng đường huyết trong máu.
Cần tăng cường sử dụng các loại thực phẩm từ thực vật có chứa carbohydrate thường có trong các loại rau củ, ngũ cốc nguyên cám… nhằm giúp giảm áp lực cho cơ thể do chúng làm tăng đường huyết chậm, giảm tốc độ đường vào máu, ngoài ra giúp tăng năng suất hoạt động của tuyến tụy và phục hồi sức khỏe.
Mất ngủ, ngủ không sâu giấc
Mất ngủ và ngủ không ngon giấc sẽ làm cơ thể căng thẳng, mệt mỏi kéo dài. Khi đó, độ nhạy của insulin bị giảm. Các hormon gây tăng đường huyết như cortisol và epinephrine cũng được tiết ra nhiều hơn để điều hòa và cung cấp năng lượng cho cơ thể. Tất cả những yếu tố này cùng tác động và khiến đường huyết tăng cao.
Áp lực, căng thẳng
Việc bị áp lực, stress trong thời gian dài khiến cho cơ thể sản xuất ra các chất làm cho đường huyết tăng lên. Tình trạng này khá phổ biến ở những người mắc bệnh đái tháo đường type 2.
Uống không đủ 1,5 lít nước mỗi ngày
Uống không đủ 1,5 lít nước mỗi ngày kết hợp với triệu chứng đi tiểu nhiều sẽ làm bạn dễ bị mất nước. Khi đó, máu sẽ trở nên cô đặc hơn làm chỉ số đường huyết tăng cao.
Sử dụng quá 3 tách cà phê trong ngày
Nghiên cứu trên Tạp chí dinh dưỡng châu Âu đã chỉ ra: người tiểu đường uống thường xuyên 3-4 tách cà phê mỗi ngày (khoảng 400mg) có lượng đường trong máu tăng đột biến. Điều này xảy ra do cafein trong cà phê làm tăng chuyển hóa glycogen tại gan thành glucose. Tăng kháng insulin và tăng giải phóng adrenalin – một chất làm tăng đường huyết.
Dùng một số loại thuốc khác cùng với thuốc trị tiểu đường
Nhiều loại thuốc có thể ảnh hưởng đến tác dụng của nhau khi dùng kết hợp. Nếu bạn đang dùng các thuốc corticoid, thuốc tránh thai, thuốc chống trầm cảm, thuốc chống loạn thần, thuốc lợi tiểu cùng thuốc trị tiểu đường. Đây có thể là nguyên nhân khiến lượng đường trong máu của bạn không ổn định.
Tăng đường huyết bình minh
Hiện tượng bình minh là kết quả của sự kết hợp nhiều phản ứng tự nhiên trong cơ thể xảy ra khi bạn đang ngủ. Trong khoảng 3 giờ đến 8 giờ sáng, cơ thể bắt đầu giải phóng đường được dự trữ tại gan vào máu và sản sinh ra nhiều hormon. Các hormon này làm giảm độ nhạy của cơ thể với insulin và khiến cho đường huyết tăng khi ngủ dậy.
Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ
Sự thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ có thể khiến lượng đường trong máu giảm nhẹ. Tuy nhiên, một số phụ nữ mắc tiểu đường lại trở nên ít nhạy cảm với insulin trong thời gian này nên đường huyết của họ lại cao hơn mức bình thường. May mắn rằng, cả hai tình trạng này đều biến mất ngay khi bạn kết thúc những “ngày đèn đỏ”.
Cách ổn định đường huyết lâu dài bạn cần biết
Có rất nhiều nguyên nhân khiến đường huyết không ổn định và những nguyên nhân trên là những nguyên nhân bạn không ngờ đến nhất. Nhưng dù bạn đang gặp phải nguyên nhân gì, chỉ cần áp dụng đúng 4 phương pháp dưới đây. Đường huyết ổn định sẽ không còn là điều gì quá xa vời nữa.
Dùng thuốc đúng hướng dẫn của bác sĩ
Người tiểu đường nên thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ về liều lượng thuốc và thời gian dùng thuốc. Bạn không nên tự ý tăng giảm liều hoặc bỏ thuốc. Nếu đang sử dụng cùng thuốc điều trị khác, bạn nên trao đổi với bác sĩ. Tránh trường hợp các thuốc này có thể ảnh hưởng đến hiệu quả hạ đường huyết của các thuốc tiểu đường.
Xây dựng chế độ ăn khoa học và cân đối
Hơn 85% người tiểu đường đều mắc sai lầm khi điều trị đó là kiêng khem quá mức. Các chuyên gia đã khuyến cáo rằng bạn hoàn toàn có thể ăn chế độ như người bình thường. Chỉ cần giảm bớt những thực phẩm giàu tinh bột, đường (cơm, phở, bún, bánh kẹo, nước ngọt…). Và tăng cường ăn rau xanh, protein, các loại hạt, đậu… Ngoài ra, bạn cũng nên ăn đúng giờ, không ăn no quá. Nên chia nhiều bữa nhỏ trong ngày và ăn rau trước khi ăn cơm.
Về lượng nước, bạn nên uống đủ ít nhất 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày. Nước lọc là ưu tiên hàng đầu. Bạn có thể sử dụng thay thế bằng trà không đường, sữa không đường… Nhưng cần hạn chế sử dụng cà phê, đồ uống có cồn và có gas.
Duy trì lối sống lành mạnh
Tập thể dục mỗi ngày và không nghỉ tập quá 2 ngày cũng là cách giúp đường huyết ổn định hiệu quả. Bạn nên tập một số bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, đi xe đạp, yoga, thậm chí đơn giản là dọn dẹp nhà cửa. Với người cao tuổi, khi tập thể dục nên mang theo nước bên người. Và uống từng ngụm nhỏ để hạn chế tình trạng mất nước gây tăng đường huyết.
Ngoài ra, bạn nên duy trì một lối sống lành mạnh bằng cách ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi ngày. Và tập thói quen ngủ đúng giờ. Nếu bạn cảm thấy khó ngủ, hãy áp dụng thêm một số biện pháp để cơ thể ngủ ngon hơn. Như giữ tinh thần thoải mái, nghĩ về những điều khiến bạn vui vẻ, thả lỏng cơ thể, thở sâu từ từ…