Bệnh tê tay chân ở người tiểu đường là do hệ thần kinh ngoại biên bị tổn thương. Bắt đầu từ đầu ngón tay, ngón chân rồi lan dần ra cả cánh tay, bàn chân khi bệnh tiến triển nặng hơn. Nếu không được chữa trị kịp thời bệnh tê chân tay ở người tiểu đường sẽ gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm về sau, càng ngày sẽ càng bị nặng.
Nguyên nhân và triệu chứng bệnh tê tay chân ở người tiểu đường
Bệnh tê tay chân ở người tiểu đường xuất hiện khi hệ thống thần kinh ngoại biên bị tổn thương. Nguyên nhân khiến hệ thần kinh này bị tổn thương và được nuôi dưỡng kém là do lượng đường huyết trong máu tăng cao trong suốt một thời gian dài khiến quá trình oxy hóa trong cơ thể diễn ra nhanh hơn, làm tăng các gốc tự do, gây tổn thương mạch máu và hệ thần kinh.
Các triệu chứng bệnh tê bì chân tay như
Bắt đầu xuất hiện ở các đầu ngón tay, ngón chân. Bệnh nặng hơn sẽ lan cả bàn tay, bàn chân.
Tay chân có cảm giác bỏng rát, ngứa ran và đau đớn như bị kiến cắn, kim châm, chuột rút.
Những dấu hiệu bệnh tê tay chân ở người tiểu đường nặng hơn. Vào ban đêm gây khó chịu, mất ngủ cho người bệnh.
Khi bị tê chân tay ở giai đoạn nặng, bệnh nhân có thể giảm hoặc mất cảm giác ở tay và chân. Bạn sẽ không cảm nhận được cảm giác đau đớn, lạnh hoặc nóng.
Giải pháp nào cho biến chứng tê bì chân tay?
Khi có biểu hiện tê bì chân tay, người tiểu đường cần nghĩ ngay đến biến chứng thần kinh để giải quyết đúng hướng. Việc ổn định đường huyết không đủ để kiểm soát biến chứng tiểu đường nên bạn cần các giải pháp hỗ trợ chuyên biệt hơn bằng cách kết hợp những điều sau đây:
Kiểm soát đường huyết
Bệnh thần kinh tiểu đường có thể biến chuyển khả quan hơn khi đường huyết ổn định. Để kiểm soát chỉ số đường huyết, nguyên tắc đầu tiên mà bạn cần tuân thủ là sử dụng thuốc tiểu đường đúng theo chỉ định. Đồng thời, chế độ ăn uống và vận động cũng quan trọng không kém.
Đối với người thừa cân hoặc béo phì, cần giảm cân để giúp ngăn ngừa các triệu chứng của bệnh thần kinh tiểu đường và giúp cải thiện tình trạng bệnh. Khi bị tê bì tay chân, bạn nên có chế độ ăn uống cân bằng với nhiều trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt. Kết hợp tập thể dục đều đặn, hạn chế uống rượu. Và tuyệt đối không được hút thuốc lá.
Chăm sóc bàn chân
Bạn nên vệ sinh chân tay hàng ngày bằng nước ấm và lau thật khô. Sau đó, thoa kem dưỡng để giữ ẩm cho da. Luôn bảo vệ chân bằng cách mang giày, dép hoặc vớ dày để ngăn ngừa thương tích cho đôi chân.
Ngoài ra, khi đã có biểu hiện biến chứng thần kinh. Vạn cần kiểm tra bàn chân mỗi ngày để kịp thời phát hiện sớm các vết thương, vết loét. Đề phòng ngừa nhiễm trùng, hoại tử và đoạn chi.
Bài tập chữa tê chân tay cho người tiểu đường
Đi bộ bằng gót chân hoặc đầu ngón chân:
Với những người bị bệnh tiểu đường muốn giảm chứng tê bì chân tay thì hãy dùng đầu ngón chân hoặc gót chân để đi. Mỗi ngày, chỉ cần thực hiện từ 10 – 15 phút, sẽ giúp máu lưu thông đến đầu ngón chân và gót chân tốt hơn.
Đứng trên một chân:
Đứng thẳng bằng 2 chân, rồi nâng một chân lên khỏi mặt đất. Cố gắng giữ thăng bằng trên một chân còn lại trong 30s rồi đổi chân. Mỗi ngày thực hiện động tác đứng trên 1 chân khoảng 15 phút sẽ làm giảm tình trạng tê bì chân tay.
Nắm chặt tay:
có thể nắm chặt 2 bàn tay lại, cũng có thể đan chặt các ngón tay với nhau trong 30s. Lặp lại động tác này 10 lần cho mỗi lần thực hiện. Bài tập nắm chặt tay đơn giản này có thể thực hiện bất cứ lúc nào và ở bất cứ đâu. Sau một thời gian luyện tập, bạn sẽ thấy tình trạng tê chân tay ở người tiểu đường sẽ cải thiện rõ rệt.