Khổ qua là loại quả quen thuộc dùng trong chế biến món ăn hàng ngày của người dân Việt Nam. Tuy nhiên, không nhiều người biết rằng, loại quả có vị đắng đặc trưng này lại có tác dụng chữa bệnh rất tốt như: khổ qua trị bệnh tiểu đường, trị đau đầu, chốc lở, vàng da, ….
Thành phần hóa học, tác dụng dược lí của khổ qua
Để biết được khổ qua trị bệnh tiểu đường như thế nào, chúng ta cần biết thành phần hóa học cũng như tác dụng dược lí của loại quả này.
Thành phần hóa học của khổ qua
Có nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới về loại quả này. Theo đó, trong khổ qua có chứa các thành phần như sau:
– Các Glucosid triterpenic: Charantin và hỗn hợp các chất thuộc nhóm Stigmastadienol.
– Nhóm chất có tác dụng hạ đường huyết như: Pugazenthi – S – Murthy, Kakara (chiết xuất từ 3 chất khác nhau).
Ngoài ra, các nhà khoa học cũng tìm ra 17 loại Acid amin thiết yếu và không thiết yếu và các chất khác trong khổ qua như:
– Lipid (gồm Lipid không phân cực, Glucolipid và Phospholipid): Chiếm khoảng 0.76% (tính theo trọng lượng khô).
– Các sắc tố, chủ yếu là Lycopen: Hàm lượng Lycopen tăng dần theo độ chín của quả.
– Các Vitamin: Vitamin B1 (0.8mg); Vitamin B2 (0.2mg); Vitamin PP (3.72mg); Vitamin E (18.7mg); β – caroten (0.56mg) – tính trên 100gr mướp đắng.
– Các khoáng chất (nguyên tố vi lượng): Mg, Ca, Cu, Fe, Zn.
– Alcol bậc nhất và Aldehyl như: Myrtenol, Benzylaleol, Hexanol,…
Cũng theo các nhà khoa học, các thành phần hóa học này không chỉ tìm thấy trong quả mướp đắng mà nó còn có trong lá và hạt. Tuy nhiên, với hàm lượng khác nhau và ít hơn so với quả, vì thế, sử dụng quả khổ qua trị bệnh tiểu đường vẫn được nhiều người áp dụng hơn.
Tác dụng dược lí của khổ qua
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, dịch ép của mướp đắng có thể giúp hạ đường huyết trong máu ở động vật. Đây là thực nghiệm dựa trên kết quả gây bệnh đái tháo đường không phụ thuộc vào insulin, và trên động vật phụ thuộc vào insulin lại không có tác dụng hạ đường huyết.
Hơn nữa, dịch ép từ cây khổ qua có tác dụng làm tăng sự dung nạp glucose (73%) ở bệnh nhân tiểu đường type 2.
Khổ qua cũng có tác dụng hạ đường huyết, chống ung thư (nhất là tế bào Lympho ác tính), kìm hãm vi khuẩn, nấm, diệt giun tròn. Vì thế, người ta đã ứng dụng dùng khổ qua trị bệnh tiểu đường.
Ngoài ra, Y học cổ truyền cũng cho biết, khổ qua có vị đắng, tính hàn, đi vào kinh Tâm, Can, Phế tác dụng thanh nhiệt, chỉ khát, sinh tân, minh mục. Từ lâu, dân gian đã dùng khổ quả chữa đau đầu, tiểu đường.
Các bài thuốc khổ qua trị bệnh tiểu đường
Người ta dùng trái Khổ qua để điều trị cho bệnh nhân đái tháo đường type 2 bằng nước ép và các món ăn chế biến từ nó.
Ăn khổ qua sống
Để dùng mướp đắng chữa bệnh tiểu đường, ăn sống loại quả này là một trong những biện pháp được nhiều người thực hiện. Theo đó, trong quả mướp đắng chứa nhiều nước, có vị đắng, thanh mát, giòn, ngon dễ ăn.
Để có thể ăn mướp đắng sống dễ hơn, người bệnh có thể thái nhỏ quả này, ngâm vào nước sau đó để trong ngăn đá tủ lạnh. Vị đắng, hăng của mướp đắng sẽ hoàn toàn biến mất.
Nước ép khổ qua trị bệnh tiểu đường
Dùng nước ép khổ qua cũng là cách được nhiều người áp dụng để chữa bệnh tiểu đường. Để áp dụng biện pháp này, bạn có thể thực hiện như sau.
Nguyên liệu: Khổ qua rừng, nước cốt chanh, bột nghệ, muối, nước lọc.
Thực hiện:
– Mướp đắng bỏ hạt, rửa sạch, cắt lát mỏng, ngâm nước muối 15 phút, vớt ra, để ráo
– Cho mướp đắng vào máy xay nhuyễn với 1 ít nước lọc sau đó lọc lấy nước, bỏ bã.
– Cho thêm mật ong, nước cốt chanh, bột nghệ cho dễ uống. Sử dụng vào mỗi buổi sáng sớm lúc dạ dày rỗng.
Chế biến thành món ăn
Ngoài việc ăn sống hay ép nước, người bệnh có thể dùng khổ qua trị bệnh tiểu đường thông qua các món ăn.
Món khổ qua xào tụy lợn và nấm hương: Lấy 100gr khổ qua thái nhỏ, cho vào xào với 1 tụy lợn (đã làm sạch, thái nhỏ) và nấm hương. Mỗi tuần ăn 2 – 3 lần.
Khổ qua nấu đậu: Cho 100gr khổ qua cùng 150gr nấm hương và 200gr đậu ván trắng vào nấu cháo. Món ăn ngon cho người tiểu đường, kém ăn, có thể dùng thay cơm. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể dùng các nguyên liệu này nấu canh.
Canh khổ qua thịt lợn: Cho 100gr khổ qua, 200gr nấm hương, 150gr thịt lợn nạc vào nấu thành canh. Mỗi tuần ăn 2 – 4 lần giúp ổn định huyết áp, hỗ trợ điều trị tiểu đường.
Khổ qua hầm thịt lợn: Lấy 150gr khổ qua, 200gr thịt lợn cùng 10gr hoài sơn, 15gr ý dĩ và 100gr nấm hương cho vào hầm. Ăn 2 – 3 lần 1 tuần sẽ giúp tăng cường thể lực, ổn định đường huyết.
Khổ qua xào trứng: Lấy 1 quả khổ qua to cùng với 2 quả trứng và 50gr nấm hương, cho lên xào, ăn khi còn nóng.
>>Xem thêm: Một số loại nước ép cho người tiểu đường nên dùng