Mặc dù tăng huyết áp và đái tháo đường là hai căn bệnh riêng biệt nhưng chúng tại có mối quan hệ mật thiết với nhau. Vậy nên kiểm soát và điều trị tăng huyết áp sớm chính là vấn đề rất quan trọng để ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm xảy ra. Vậy kiểm soát bệnh tiểu đường kèm tăng huyết áp như thế nào?
Các yếu tố làm tăng nguy cơ bệnh tiểu đường kèm tăng huyết áp
Sự kết hợp của đái tháo đường tuýp 2 và tăng huyết áp đặc biệt nguy hiểm và có thể làm tăng đáng kể nguy cơ bị đau tim hoặc đột quỵ.
Bị đái tháo đường tuýp 2 đồng thời với tăng huyết áp cũng làm tăng nguy cơ phát triển các biến chứng đái tháo đường, chẳng hạn như bệnh võng mạc, có thể gây mù lòa và bệnh thận.
Cũng có bằng chứng quan trọng cho thấy tăng huyết áp mạn tính có thể thúc đẩy sự xuất hiện những vấn đề về nhận thức liên quan đến lão hóa, chẳng hạn như bệnh Alzheimer hoặc mất trí nhớ. Nguyên nhân là do mạch máu bơm vào não có thể bị chặn bởi các mảng chất béo tích tụ trong thành mạch.
Ngoài việc không kiểm soát tốt bệnh đái tháo đường còn có nhiều yếu tố khác làm tăng nguy cơ tăng huyết áp.
Hãy nhớ rằng, nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ được nâng lên theo cấp số nhân nếu bạn có nhiều hơn một trong những yếu tố nguy cơ sau:
- Tiền sử gia đình về bệnh tim
- Căng thẳng
- Chế độ ăn nhiều chất béo, nhiều natri
- Lối sống ít vận động
- Tuổi cao
- Béo phì
- Hút thuốc
- Ăn vào quá ít kali hoặc vitamin D
- Uống nhiều rượu
- Các bệnh mãn tính như bệnh thận hoặc chứng ngưng thở khi ngủ.
Kiểm soát bệnh tiểu đường kèm tăng huyết áp như thế nào?
Theo các chuyên gia y tế chia sẻ thì giữa tiểu đường. Và tăng huyết áp khi kiểm soát bệnh có nhiều nét tương đồng và có thể hỗ trợ lẫn nhau. Vậy nên, bệnh nhân sẽ có thể dễ dàng kiểm soát được những bệnh lý này khi tuân thủ chặt chẽ theo chỉ định của bác sĩ điều trị. Sau đây là một số biện pháp kiểm soát bệnh tiểu đường kèm tăng huyết áp mà bạn nên tham khảo để áp dụng với bản thân hoặc người thân yêu:
Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học
Xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học là cách tốt nhất để bệnh nhân có thể kiểm soát bệnh tật dễ dàng nhất. Vậy nên, người bệnh hãy duy trì một chế độ dinh dưỡng như sau:
- Sử dụng thực phẩm chứa hàm lượng calo ít, ít chất béo, thịt nạc trắng, trái cây và nhiều rau xanh.
- Trong quy trình chế biến món ăn hạn chế sử dụng đường và muối.
- Không nên sử dụng những loại thức ăn nhanh, chế biến sẵn. Như: Thịt xông khói, giăm bông, xúc xích, bánh ngọt, bánh mì, chả lụa…
- Không nên ăn quá no, quá nhiều trong một bữa.
Tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên
Rèn luyện thể lực thường xuyên bằng các bài tập thể dục. Thể thao sẽ giúp giữ huyết áp luôn ở mức ổn định và giảm lượng đường huyết. Vậy nên, bạn hãy duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên với các bài tập nhẹ nhàng. Như: Bơi lội, đạp xe, đi bộ nhanh,… khoảng 4 – 5 lần mỗi tuần, mỗi lần từ 30 – 40 phút.
Kiểm soát cân nặng
Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây cao huyết áp đó chính là béo phì. Theo nhiều cuộc nghiên cứu y khoa đã chỉ ra rằng khi cơ thể giảm 1kg cân nặng thì chỉ số huyết áp cũng sẽ hạ xuống khoảng 1 mmHg. Vậy nên, nếu người béo phì nỗ lực giảm cân. Và duy trì cân nặng thì sẽ có thể dễ dàng kiểm soát được sự ổn định của huyết áp.
Sử dụng sản phẩm hỗ trợ điều hòa huyết áp
Sử dụng sản phẩm hỗ trợ điều hòa huyết áp là cách tốt nhất để giúp phòng ngừa được những biến chứng của huyết áp kèm tiểu đường gây nên. Và một trong những loại thực phẩm chức năng được nhiều người ưa chuộng và đánh giá cao nhất hiện nay đó chính là Apharin.