Dưới đây là 7 sai lầm sai lầm khi điều trị đái tháo đường, điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến việc kiểm soát đường huyết và quá trình điều trị cho các bệnh nhân đó.
Đã bị mắc bệnh tiểu đường rồi, tuyệt đối không được ăn đồ ngọt nữa
Chúng ta biết rằng bệnh Đái tháo đường tiểu đường là do nhiều gen di truyền, lối sống ít vận động. Và một số yếu tố khác. Nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường không phải trực tiếp do ăn đường. Khi bị mắc tiểu đường, điều trở ngại lớn nhất là suy nghĩ: Đã bị mắc Đái tháo đường rồi, tuyệt đối không được ăn đồ ngọt nữa. Điều đó hoàn toàn sai. Nếu bạn thích ăn bánh ga-tô, hãy thưởng thức chúng. Chỉ có điều ăn ít hơn và ăn bánh ga-tô ít thường xuyên hơn mà thôi.
Mọi người mắc Đái tháo đường cũng như người thân thường nghĩ rằng “có một chế độ ăn chuyên biệt dành cho người tiểu đường” và nhất thiết tuân theo chế độ ăn đó. Sự thực thì mọi bệnh nhân tiểu đường chỉ cần tuân theo chế độ ăn khuyến cáo cho tất cả mọi người bình thường khác. Đó là chế độ ăn: nhiều hơn các loại hạt (đậu đỗ, lạc..); nhiều rau; sữa tách bơ; ít đồ béo động vật 4 chân. Nên ăn dầu thực vật và cá; ăn đồ ngọt với số lượng vừa phải.
Khi tuân thủ chế độ ăn khuyến cáo thì không có nghĩa là đường máu sẽ không tăng. Nếu đã ăn uống theo chỉ dẫn của bác sỹ rồi mà đường máu vẫn tăng, bệnh nhân lại cảm thấy mình có lỗi?!. Chế độ ăn đúng đắn chỉ giúp đường máu ổn định hơn mà thôi. Còn để có mức đường máu tốt cần đến nhiều giải pháp khác nữa như tập thể dục, thuốc đúng liều lượng, đúng chủng loại
Dùng thuốc Tây là có hại
Trên thực tế, dùng thuốc Tây đều đặn có tác dụng cứu được nhiều người hơn so với không dùng thuốc đều đặn. Người phương Tây không dùng đến Đông y nhiều nhưng bệnh nhân của họ vẫn sống thọ hơn và khỏe mạnh hơn. Thuốc Đông dược không in tác dụng phụ trên đơn nên tạo cảm giác an toàn hơn và còn được quảng cáo quá đà.
Tiêm insulin làm bệnh nặng lên hay hết thuốc chữa
Sai. Nếu thực sự tụy không còn sản xuất và tiết ra đủ lượng insulin cần thiết để khống chế đường máu (mặc dù đã được kích thích tối đa bởi các loại thuốc uống hạ đường huyết). Thì việc tiêm insulin sẽ giúp khôi phục lại cân bằng lượng đường trong máu. Chúng ta đều biết rằng insulin là chất duy nhất trong cơ thể có tác dụng làm giảm đường máu. Khôi phục lại lượng insulin là mấu chốt quan trọng.
Nếu làm giảm đường máu trung bình 2mmol/l (hay HbA1c giảm được 1%) sẽ làm giảm biến chứng do bệnh tiểu đường 30%. Thay vì chấp nhận tiêm insulin, nhiều người thường cố ăn kiêng. Và dùng thuốc uống hạ đường huyết với liều cao và mong đường máu sẽ hạ xuống. Nặng hay nhẹ trong bệnh tiểu đường là do biến chứng của bệnh, không phải do tiêm hay không tiêm insulin.
Chỉ điều trị thuốc đái tháo đường mà không dùng các thuốc khác
Những bệnh nhân này chỉ điều trị thuốc đái tháo đường mà không dùng các thuốc khác. Như thuốc hạ huyết áp, thuốc điều trị rối loạn mỡ máu… vì cho rằng các thuốc này ít quan trọng.
Theo các nghiên cứu, khoảng 80% bệnh nhân đái tháo đường có kèm theo tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, rối loạn đông máu… . Và có tới 70% các bệnh nhân tiểu đường sẽ bị tử vong do các biến chứng tim mạch (nhồi máu cơ tim, tai biến mạch não). Vì vậy, nếu chỉ kiểm soát tốt đường huyết đơn thuần sẽ không làm giảm được nhiều tỷ lệ biến chứng và tử vong.
Chỉ kiểm tra đường huyết trước khi ăn sáng
Ước tính có tới 90% số bệnh nhân đái tháo đường điều trị ngoại trú không hề được đo đường huyết sau ăn. Để rồi phàn nàn rằng tại sao đường huyết của họ khá tốt mà vẫn bị nhiều biến chứng… Lý do là vì họ quên kiểm soát đường huyết sau ăn mà theo các nghiên cứu. Những người bị tăng đường huyết sau ăn 2 giờ sẽ có nguy cơ gây biến chứng tim mạch nhiều hơn tăng đường huyết lúc đói.
Không thử đường huyết lúc bị đói
Theo phản xạ thì chỉ khi có cảm giác đói thì bệnh nhân mới nghĩ đến việc hạ đường huyết. Và sẽ ăn ngay để cứu vãn tình hình. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, cảm giác đói đó có thể là hiện tượng “đói giả”.
Hiện tượng này hay xảy ra ở những người có đường huyết cao trong thời gian dài. Và khi được điều trị đưa đường huyết xuống gần mức bình thường thì họ có cảm giác. Như bị hạ đường huyết thực sự nhưng thường ở mức nhẹ (đói, cồn cào dạ dày). Vì thế người bệnh nên đo đường huyết trước khi quyết định có cần ăn thêm hay không.
Không nắm được mục tiêu điều trị
Nhiều bệnh nhân rất lo lắng khi đường huyết (trước ăn) lên đến 7mmol/l. Một số khác lại cho rằng đường huyết ở mức 4-5mmol/l là rất tốt. Mục tiêu đường huyết của các bệnh nhân đái tháo đường lúc đói là 4-7,2mmol/l. Sau ăn 2h là < 10 mmol/l, HbA1c <7% ở người Đái tháo đường trẻ tuổi chưa có biến chứng nặng. Còn đối với người cao tuổi (≥65 tuổi), mắc nhiều biến chứng và bệnh kèm thì mức đường huyết cao hơn.
>> Xem thêm: Kiểm soát đường huyết bằng insulin ở người bệnh tiểu đường