Người bị bệnh gout dễ mắc bệnh tiểu đường, nếu có biện pháp chữa trị và ngăn chặn sớm sẽ ngăn được nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Bản thân người bệnh cũng cần nắm rõ các thông tin quan trọng liên quan đến hai căn bệnh nguy hiểm này.
Nguyên nhân khiến người mắc bệnh gout dễ mắc bệnh tiểu đường
Người bị bệnh tiểu đường thường có hàm lượng đường vượt quá mức cho phép, tương tự những người bị bệnh gout cũng có hàm lượng acid uric trong máu cao. Cả hai bệnh đều có sự liên quan đến kháng insulin, bởi vì insulin đóng vai trò quan trọng đối với bệnh tiểu đường đồng thời cũng có khả năng làm tăng acid uric trong máu làm bệnh gout trầm trọng hơn.
Quá trình rối loạn làm tăng insulin ở bệnh nhân gout nguy hiểm tương tự bệnh tiểu đường, khi nồng độ insulin trong máu cao sẽ ngăn cản việc bài tiết đào thải acid urat ở thận, làm tăng khả năng tái hấp thu urat ở ống thận nên từ đó có thể thấy bệnh gout nặng hơn.
Đó là lý do vì sao khi bị bệnh gout cần kiểm soát tốt hơn các chỉ số đế ngăn không mắc thêm bệnh tiểu đường. Ngoài yếu tố insulin còn có một vài nguyên nhân khác ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường của bệnh nhân gout.
Bệnh béo phì
Đối với bệnh nhân tiểu đường, nguy cơ béo phì cũng là một trong những yếu tố cần đặc biệt chú ý. Những người bị bệnh gout nếu mắc béo phì thì khả năng sản sinh ra bệnh tiểu đường càng cao. Cơ thể có nhiều mô mỡ khiến insulin khó liên kết với chất béo, khả năng chuyển hóa đường bị ức chế.
Di truyền
Những người vừa mắc bệnh gout vừa mắc bệnh tiểu đường có khả năng di truyền cao. Vì vậy nếu trong gia đình bạn có thành viên nào bị bệnh gout và tiểu đường, những người khác phải thường xuyên theo dõi và kiểm tra bệnh.
Chế độ ăn uống, sinh hoạt
Đa phần những người bị bệnh gout có thói quen ăn nhiều đường, lười vận động, bổ sung nhiều chất đạm… đây đều là các chất tăng nguy cơ viêm gout và tiểu đường. Người bệnh cần chú ý tìm hiểu bệnh gout ăn gì để có chế độ hợp lý, đẩy lùi bệnh.
Giới tính
Bệnh gout có thể xuất hiện ở cả nam và nữ giới, tuy nhiên nghiêng về nữ giới nhiều hơn. Trong độ tuổi từ 30-60 thì tỷ lệ nam giới mắc bệnh gút là 90%. Trong khi tỷ lệ mắc bệnh ở nữ giới chỉ khoảng 10%. Tuy nhiên, độ tuổi ngoài 50, tỷ lệ chênh lệch này bắt đầu thay đổi, theo chiều hướng tăng dần ở nữ giới. Đến độ tuổi 70 thì bệnh gút ở phụ nữ đã có tỷ lệ cân bằng với nam giới. Và sau tuổi 80 thì tỷ lệ chênh lệch đã nghiêng về nữ giới nhiều hơn.
Nguyên nhân do nam giới ít nhạy cảm với insulin hơn, cơ thể người phụ nữ lại rất nhạy cảm với insulin. Vì vậy khả năng mắc bệnh gout cao hơn. Đồng thời tỷ lệ mắc thêm bệnh tiểu đường cũng cao hơn.
Độ tuổi
Theo một số báo cáo, bệnh gout xuất hiện nhiều ở người trung niên và người cao tuổi. Bệnh xuất hiện do hàm lượng axit uric trong máu tăng cao. Triệu chứng điển hình là nổi u cục hoặc viêm ở các khớp.
Nếu cơ thể giảm dần sự chuyển hóa và bài tiết acid uric sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout. Và giảm chuyển hóa đường, đây là cơ hội cho bệnh tiểu đường phát triển. Khi cao tuổi, cơ thể xảy ra quá trình lão hóa, các cơ quan suy kiệt theo. Hệ thống miễn dịch kém đi, các tác động của bệnh cũng tăng lên. Do đó tuổi tác cũng đóng vai trò quan trọng khi làm tăng bệnh tiểu đường do gout gây ra.
Người đồng thời mắc bệnh gout và bệnh tiểu đường cần ăn gì?
Chế độ ăn uống hợp lý là môi trường tốt để hỗ trợ điều trị bệnh gout và bệnh tiểu đường. Chính vì vậy người bệnh cần lập ra một thực đơn cơ bản, cần thiết cho cơ thể.
Không nên ăn các thực phẩm nào?
– Đồ ngọt: Các thực phẩm ngọt là “khắc tinh” của bệnh tiểu đường. Vì vậy cần hạn chế mức tối đa các loại đồ ăn có đường. Đối với bệnh nhân gout, đồ ngọt cũng không tốt, không nên bổ sung nhiều.
– Thực phẩm chứa chất béo bão hòa: Đồ ăn chứa chất béo có thể khiến cơ thể tăng cân. Khó kiểm soát đường huyết. Vì vậy nên kiêng ăn các loại chất béo bão hòa và cholesterol như sữa dừa, nước cốt dừa, kem…
– Rượu bia và các đồ uống có cồn: Đây là các đồ uống đều không tốt cho bệnh tiểu đường và bệnh gout. Các loại đồ uống này sẽ làm tăng lượng đường và gây khó kiểm soát bệnh. Đối với bệnh gout sẽ làm tái phát cơn đau một cách thường xuyên.
Nên ăn những thực phẩm nào?
– Các thực phẩm chất xơ đều có giá trị với người bị bệnh gout kèm tiểu đường. Chất xơ sẽ giúp tăng khả năng hấp thụ axit uric trong máu. Từ đó loại bỏ ra khỏi cơ thể thông qua thận. Dùng các thực phẩm nhiều chất xơ sẽ giúp hạn chế cơn đau do bệnh gout gây ra, và ổn định lượng đường trong máu.
– Các thực phẩm giàu chất béo omega 3: Việc bổ sung axit omega3 cho cơ thể giúp giảm sức để kháng insulin, giảm mức độ của bệnh tiểu đường. Omega3 còn chứa axit pentanoic eicosa có chứa nồng độ cholesterol và axit uric. Một số loại thực phẩm nên ăn là: đậu phụ, cá hồi, đậu nành, óc chó…
– Các thực phẩm giàu anthocyanin: Loại chất này có thể ngăn chặn sự kết tinh của axit uric. Và ngăn chặn lắng đọng trong xương khớp, giúp hạ đường huyết. Các thực phẩm được gợi ý là: việt quất, anh đào, nho, lựu…