Trong quá trình mang thai, nhau thai tiết ra các hóc-môn nhằm hỗ trợ sự phát triển của thai nhi. Nhưng đồng thời, những hóc-môn này cũng ngăn chặn hoạt động của insulin trong cơ thể mẹ. Trong những trường hợp thông thường, phụ nữ mang thai sẽ tăng cường sản xuất thêm insulin để giữ đường máu ở mức ổn định. Nhưng cá biệt sẽ có những trường hợp insulin không sản xuất đủ số lượng cần thiết và bị giảm hoạt động. Điều này khiến đường bị tích tụ trong máu và khiến ta mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.
Thai phụ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ thường gặp vấn đề gì?
- Tăng nguy cơ sảy thai.
- Tăng nguy cơ tiểu đường sau sinh.
- Tăng nguy cơ bị nhiễm trùng, băng huyết sau sinh.
- Khả năng phải sinh mổ sẽ lớn hơn.
- Nguy cơ cao bị tiền sản giật.
- Có nguy cơ phát triển thành bệnh tiểu đường sau sinh.
Ảnh hưởng của tiểu đường thai kỳ đối với thai nhi
- Tăng nguy cơ sẩy thai, chết lưu thai, sinh non.
- Tăng nguy cơ mắc các dị tật bẩm sinh về xương, tim mạch, hệ tiêu hóa, thần kinh,…
- Thai nhi thường phát triển quá lớn.
Những điều cần lưu ý
Theo dõi sức khỏe thường xuyên và sát sao. Thai phụ cần đi khám định kỳ đúng theo chỉ định của bác sĩ để kiểm soát chặt bệnh tình và có phương án điều trị kịp thời.
Có chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học. Ưu tiên chọn những thực phẩm lành mạnh, giàu chất xơ, hoa quả, rau xanh và ngũ cốc. Thai phụ cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ để ăn đủ số lượng thực phẩm yêu cầu trong từng giai đoạn của thai kỳ.
Nên luyện tập thể thao thường xuyên. Bà bầu nên tập những môn thể thao nhẹ nhàng, phù hợp như bơi lội, yoga ít nhất 30 phút mỗi ngày. Điều này sẽ giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ và giúp quá trình sinh nở sau này dễ dàng hơn.
Thông thường phụ nữ mang thai nên tầm soát tiểu đường thai kỳ vào tuần thứ 24 – 28 của thai kỳ. Ở những phụ nữ có nguy cơ cao cần tầm soát tiểu đường thai kỳ sớm hơn để kiểm soát đường huyết tốt hơn.