Một chế độ ăn uống thiếu khoa học và lành mạnh là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến việc người mỡ máu ở bệnh nhân tiểu đường. Bởi vậy, bên cạnh việc điều trị bằng thuốc. Việc kiểm soát ăn uống sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả. Sau đây sẽ giới thiệu một số thực phẩm cho người bị tiểu đường có mỡ máu cao và một số lưu ý giúp kiểm soát rối loạn mỡ máu ở bệnh nhân tiểu đường
Thực phẩm người bị tiểu đường có mỡ máu cao nên ăn
Giá đỗ (làm từ đỗ xanh)
Giá đỗ không chỉ là món ăn quen thuộc, thanh mát và ngon miệng của nhiều gia đình. Đây còn là thực phẩm rất tốt cho người bệnh tiểu đường bị rối loạn mỡ máu.
Nghiên cứu chỉ ra, giá đỗ trong quá trình lên mầm có lượng vitamin C cao gấp 7 lần so với lượng vitamin vốn có trong hạt đỗ. Cùng với đó là lượng chất xơ dồi dào, có thể giúp hỗ trợ ổn định lượng mỡ máu ở bệnh nhân tiểu đường.
Để an tâm, chúng ta nên tự làm giá đỗ tại nhà và ăn sớm, không dự trữ quá lâu.
Quả táo
Táo có tác dụng giảm mỡ máu do chứa nhiều pectin, là một loại chất xơ tan trong nước. Pectin đã được chứng minh là làm giảm nồng độ cholesterol trong máu. Cơ chế xuất hiện là tăng độ nhớt trong đường ruột, dẫn đến giảm hấp thụ triglyceride máu từ mật hoặc thực phẩm. Nhưng trong táo cũng chứa nhiều đường, nên bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường không nên dùng quá nhiều.
Trà xanh
Uống trà xanh đều đặn có thể bảo vệ cơ thể phòng ngừa được bệnh máu nhiễm mỡ. Catechin trong trà xanh có khả năng chuyển hóa chất béo. Giảm nồng độ triglyceride và cholesterol trong máu hiệu quả.
Các flavonoide trong trà xanh giúp hạn chế sự lắng đọng cholesterol và xơ hóa mạch máu. Làm giảm nguy cơ tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim và tỷ lệ tử vong do các vấn đề tim mạch.
Bên cạnh đó, lượng chất chống oxy hóa có trong trà xanh có thể giúp thanh lọc cơ thể. Loại bỏ bớt độc tố có hại, tốt cho gan, làn da tươi sáng và tăng cường sức khỏe.
Chất gallotanin trong trà ngăn chặn sự thoái hóa của tế bào thần kinh. Và kích thích quá trình phục hồi của chúng, kích thích thần kinh trung ương. Giúp tinh thần hưng phấn, kích thích hô hấp và làm tim đập nhanh hơn.
Cá hồi
Cá hồi được biết đến là nguồn thực phẩm giàu axit béo omega-3 (EPA và DHA) giúp làm giảm triglyceride và làm tăng nhẹ HDL cholesterol tốt. Từ đó làm giảm lượng mỡ máu ở bệnh nhân tiểu đường đồng thời giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Lựa chọn ăn ít nhất 2 khẩu phần( khoảng 56,70 – 85,05g/ khẩu phần) cá hồi/ tuần.
– Bạn có thể uống thực phẩm bổ sung dầu cá hồi sau khi tham khảo ý kiến bác sĩ.
Tỏi
Thường xuyên đưa tỏi vào bữa ăn mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Tỏi có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch bằng cách giảm tổng số cholesterol xấu LDL trong cơ thể. Nhờ làm giảm hoạt động của enzyme tạo ra cholesterol chính có trong gan.
Ngoài ra tỏi còn ổn định lượng đường huyết, kiểm soát huyết áp và kháng khuẩn rất tốt.
Bên cạnh chế độ ăn khoa học và vận động thường xuyên, người bệnh tiểu đường cũng nên sử dụng sản phẩm bảo vệ sức khỏe để hỗ trợ kiểm soát đường huyết đồng thời ổn định lipid máu.
Lưu ý cho bệnh nhân tiểu đường có mỡ máu cao
Bên cạnh chế độ ăn uống, người bị tiểu đường có mỡ máu cao cũng cần quan tâm tới những lưu ý dưới đây để hỗ trợ việc điều trị chuyển biến tích cực hơn:
Bỏ rượu
Bệnh nhân tiểu đường bị mỡ máu cao cần hạn chế tới mức tối đa việc sử dụng các loại đồ uống có cồn, chất kích thích.
Giảm lượng muối tiêu thụ
Nên giảm lượng muối xuống dưới 5g/ngày bằng cách tránh muối bột. Hạn chế sử dụng muối trong nấu ăn bằng cách chọn những thực phẩm tươi, tránh thực phẩm chế biến sẵn, đóng hộp.
Tăng cường vận động
Nếu bạn đi bộ được khoảng 5.000 bước mỗi ngày thì có thể sẽ cải thiện đáng kể sức khỏe. Còn nếu đi bộ được 10.000 bước mỗi ngày sẽ giúp cải thiện cân năng, giảm lượng mỡ trong gan. Nếu không thích đi bộ bạn nên cố gắng tập thể dục ít nhất 30 phút/ngày và 5 lần/ 1 tuần.
Giảm cân an toàn
Bạn cần tính toán chỉ số BMI cơ thể, nếu như thuộc nhóm thừa cân hay béo phì thì cần thực hiện chế độ giảm cân từ từ. Mỗi tuần giảm 0,5 kg là hợp lí nhất, chỉ cần giảm 2,5 – 5 kg là đảm bảo tình trạng nhiễm mỡ gan giảm đáng kể. Lưu ý, là cần giảm cân từ từ không nên giảm quá nhanh, nếu giảm quá 2 kg mỗi tuần thì lại rất nguy hiểm. Vì sẽ làm tình trạng gan nhiễm mỡ nặng hơn, chức năng gan sẽ suy giảm nghiêm trọng hơn.
Chế biến thức ăn phù hợp
Những người bị gan nhiễm mỡ nên hạn chế tối đa dùng các nguyên liệu giàu chất béo như dầu, bơ, magarine, mayonaise vào thực đơn hàng ngày. Nên bỏ da ở các thịt gia cầm, bỏ mỡ và các nước béo khi nấu canh hoặc súp, tốt nhất là nên ăn đồ luộc hấp.
– Không được bỏ bữa, không ăn kiêng triệt để bằng hình thức nhịn ăn. Cố gắng ăn vào khung giờ đồng đều trong các ngày.
Hạn chế ăn tối muộn
Tối muộn là thời điểm năng lượng tiêu hao ít nhất trong ngày. Việc ăn tối quá muộn có thể khiến cho hàm lượng cholesterol nạp vào không kịp tiêu hóa, đọng lại tại thành động mạch. Tình trạng này lâu ngày có thể gây xơ vữa động mạch. Vì vậy, nên sắp xếp thời gian ăn tối sớm. Kết hợp tập thể dục điều độ để hàm lượng chất béo nạp vào cơ thể bị tiêu hao.
Hạ cholesterol
Theo dõi lượng chất béo bão hòa và lượng đường để giúp giữ mức cholesterol và chất béo trung tính trong tầm kiểm soát. Nếu chế độ ăn uống và tập thể dục không đủ để giảm cholesterol. Hãy tham khảo chuyên gia về việc dùng thuốc.
Theo dõi chỉ số đường huyết
Việc đo chỉ số đường huyết giúp bạn theo dõi và kiểm soát lượng đường trong máu. Từ đó ngăn ngừa được các biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra.