Tránh ỷ lại thuốc trị tiểu đường

Một số lưu ý khi dùng thuốc trị tiểu đường

Thuốc trị tiểu đường là yếu tố giúp cải thiện và làm chậm tiến triển bệnh. Việc phải sử dụng thuốc dài ngày cùng với người bệnh thường phải kết hợp với nhiều thuốc điều trị các bệnh khác như huyết áp cao, mỡ máu… có thể gây ra nhiều ảnh hưởng có hại đến sức khỏe người bệnh. Những lưu ý sau giúp người bệnh tiểu đường sử dụng thuốc an toàn và hiệu quả hơn.

Thuốc trị tiểu đường
Thuốc trị tiểu đường

Tránh hạ đường huyết quá thấp

Những thuốc hạ đường huyết có tác dụng làm cơ thể sản xuất insulin nhiều hơn đôi khi có thể gây hạ đường huyết. Việc hạ quá thấp có thể dẫn đến hôn mê sâu. Với loại thuốc này, không phối hợp 2 thuốc cùng nhóm vì cùng cơ chế tác dụng. Nhưng cũng có thể phối hợp thuốc có tác dụng nhanh với thuốc tác dụng chậm.

Cần kiểm tra đường huyết trong máu trước khi uống thuốc để có biện pháp xử lý kịp thời nếu chỉ số này bắt đầu giảm xuống quá thấp. Biểu hiện của hạ đường huyết như sau: cảm giác đói cồn cào, thèm ăn, run tay chân, vã mồ hôi, da lạnh ẩm. Nếu nặng sẽ lơ mơ rồi đi vào hôn mê. Đo sẽ thấy chỉ số đường huyết dưới 2,5 mmol/l.

Nguyên nhân do người bệnh tiểu đường dùng quá liều thuốc hạ đường huyết hoặc ăn uống thất thường. Khi có các biểu hiện trên, ăn ngay một chiếc bánh quy hoặc uống 250 ml sữa các triệu chứng sẽ giảm nhanh.

Tránh ỷ lại thuốc trị tiểu đường

Nhiều người bệnh thường ỷ lại vào thuốc điều trị, cho rằng thuốc điều trị đái tháo đường đã có tác dụng kiểm soát đường huyết. Do đó không cần thiết phải điều chỉnh chế độ ăn uống và lối sống. Tuy nhiên, điều này không chỉ làm giảm hiệu quả của thuốc điều trị mà còn làm ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể.

Tránh ỷ lại thuốc trị tiểu đường
Tránh ỷ lại thuốc trị tiểu đường

Việc sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường thường kéo dài và có thể khiến người bệnh dễ dàng gặp phải các tác dụng phụ, đặc biệt khi dùng liều cao. Nếu bạn ỷ lại và lạm dụng thuốc mà không thay đổi chế độ ăn uống và thói quen sống lành mạnh. Nguy cơ gặp tác dụng phụ thuốc sẽ tăng cao mà lại không đạt được hiệu quả điều trị. Bên cạnh đó, điều này còn dẫn đến những bệnh tiềm ẩn khác như bệnh gan, thận, rối loạn lipid máu, tim mạch…

Ngoài ra, bạn cần kết hợp với các phương pháp sau đây:

  • Xây dựng chế độ ăn uống và cách ăn lành mạnh
  • Tập luyện thể dục
  • Chăm sóc sức khỏe tinh thần

Kiểm tra đường huyết thường xuyên

Trong quá trình sử dụng thuốc điều trị tiểu đường, việc kiểm tra đường huyết thường xuyên là yếu tố đóng vai trò quan trọng. Nhằm để đánh giá mức độ hiệu quả của các phương pháp điều trị. Đồng thời kiểm soát đường huyết ở mức an toàn. Do đó, bạn nên kiểm tra mức đường huyết thường xuyên khi đang sử dụng thuốc.

Chỉ số đường huyết an toàn được đánh giá như sau:

Xét nghiệm HbA1c:

Là loại xét nghiệm cho biết mức đường huyết trung bình trong 2 – 3 tháng giúp đo tỷ lệ phần trăm của lượng đường trong máu gắn với hemoglobin, protein mang oxy trong các tế bào hồng cầu. Chỉ số an toàn dao động <7%.

Kiểm tra đường huyết lúc đói:

Trước khi xét nghiệm, bạn không nên ăn uống gì trước 8 – 12 giờ. Kết quả chỉ số an toàn dao động 80 – 130mg/dL (4,4mmol/L – 7,2mmol/L).

Kiểm tra đường huyết sau ăn:

Kết quả đo thường được lấy lúc sau khi ăn khoảng 1 – 2 giờ. Kết quả chỉ số an toàn dao động dưới 180mg/dL (10mmol/L).

Mỗi người bệnh sẽ có chỉ số đường huyết mục tiêu khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi, giới tính. Ngoài ra phụ thuộc vào thời gian mắc bệnh, các bệnh khác hoặc các biến chứng kèm theo… Bạn nên tự ghi lại các chỉ số đường huyết đo mỗi ngày lại trong mỗi lần thăm khám.

Tuân thủ phác đồ điều trị

Sau khi thăm khám kiểm tra các yếu tố lâm sàng và cận lâm sàng. Bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với mỗi người bệnh. Trách nhiệm của mỗi người là tuân thủ theo đúng những chỉ định sử dụng thuốc của bác sĩ đưa ra. Tuy nhiên, có một sai lầm mà nhiều người đái tháo đường mắc phải, đó là đánh giá bệnh qua triệu chứng, cảm giác của bản thân hoặc kết quả đo đường huyết tại nhà mà tự ý ngừng thuốc.

Bệnh tiểu đường là chứng bệnh vừa gây rối loạn chuyển hóa đường vừa gây rối loạn chuyển hóa chất béo, chất đạm. Những rối loạn này tiến triển âm thầm không có triệu chứng rõ ràng.

Dù người bệnh đã kiểm soát được mức đường huyết, nhưng việc ngừng thuốc có thể khiến đường huyết tăng vọt bất cứ lúc nào, làm tăng nguy cơ các biến chứng. Bạn nên tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Và chỉ nên thay đổi liều, ngừng thuốc khi được bác sĩ chỉ định.

Dùng thuốc đúng giờ, đúng liều

Việc dùng thuốc đúng giờ, đúng liều bác sĩ kê giúp điều trị tiểu đường thành công. Nếu sử dụng thuốc lộn xộn trong ngày có thể gây tăng, hạ đường huyết. Đây là cơ hội cho các biến chứng xuất hiện. Thông thường, các loại thuốc hạ đường huyết được khuyên dùng trước bữa ăn 30 phút với thuốc có tác dụng nhanh, tác dụng chậm nên sử dụng trước ăn 60 phút.

Nếu uống quá xa bữa ăn dễ gây tụt đường huyết, có thể nguy hiểm đến tính mạng. Nên cần đọc kỹ hướng dẫn với từng loại thuốc. Sử dụng thuốc không nhất quán giữa các mốc thời gian có thể làm giảm hiệu quả của thuốc điều trị. Dùng thuốc đúng giờ là một yếu tố quan trọng để điều trị bệnh tiểu đường.

Tuyệt đối không ngưng thuốc đột ngột vì thấy đường huyết về bình thường mà không có ý kiến của bác sĩ điều trị. Điều này có thể gây tăng hoặc giảm đường huyết đột ngột, thậm chí dẫn đến hôn mê hoặc tử vong.

Không tự ý mua thuốc trị tiểu đường

Khi đang điều trị bệnh đái tháo đường, người bệnh tuyệt đối không nên tự mua thuốc. Người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và chỉ định thuốc hợp lý. Nhiều người thường tự ý đến hiệu thuốc mua lại theo đơn chỉ định cũ của bác sĩ mà không tái khám. Điều này có thể khiến cho bệnh trở nên trầm trọng hơn do bệnh thay đổi theo từng giai đoạn.

Hơn nữa, không phải loại thuốc có chứa hoạt chất giống như trong đơn chỉ định bác sĩ nào cũng mang lại hiệu quả tốt như mong muốn. Cùng một hoạt chất nhưng có nhiều loại thuốc biệt dược khác nhau, do đó bạn cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn về chọn lựa thuốc gốc hoặc các loại thuốc thay thế có chất lượng tốt.

Việc tự ý mua thuốc không chỉ gây ảnh hưởng xấu đến bệnh do dùng sai thuốc. Mà còn có thể gặp phải nguy cơ mua thuốc không đạt chất lượng tốt. Điều này khiến chất lượng điều trị bị suy giảm, bệnh vốn khó chữa nay còn lâu lành hơn.