Những người bị tiểu đường, có người thân bị tiểu đường vốn không khỏi lo lắng về các biến chứng của bệnh. Liệu tiểu đường có khiến trí nhớ, nhận thức bị ảnh hưởng hay không? Các triệu chứng và cách ngăn ngừa tiểu đường gây suy giảm trí nhớ và nhận thức
Các triệu chứng suy giảm trí nhớ
Rõ ràng, tiểu đường có thể gây suy giảm trí tuệ và nhận thức. Dưới đây là những triệu chứng liên quan đến mạch máu ở người tiểu đường.
Không làm tốt những việc đã từng làm trước đó
Khi bị tiểu đường nặng, những tế bào thần kinh sẽ bị hoại tử. Lúc này, tiểu đường gây suy giảm trí tuệ và nhận thức nặng. Điều đó sẽ xảy ra trong chất trắng của não. Lúc này, thông tin không thể truyền được thông qua con đường ngắn nhất. Chính vì vậy, khả năng thực hiện những công việc quen thuộc của người bệnh cũng bị giảm đi ít nhiều.
Hay quên ở giai đoạn đầu mắc bệnh tiểu đường, người bệnh thường không thấy ảnh hưởng tới trí nhớ. Tuy nhiên, dần dà trí nhớ sẽ suy giảm rất nhanh. Dần dần, bệnh nhân trở nên hay quên, khó nhớ được cả những việc thông thường trong cuộc sống hàng ngày.
Thao tác bị chậm lại
Đường truyền thông tin bị chặn lại chính là hiện tượng xảy ra ở người bị tiểu đường. Các lệnh thông tin từ não khi đó không thể truyền tới cơ thể tốt như thông thường. Lâu dần, tình trạng trở nên trầm trọng hơn. Khi đó, các thao tác của người bệnh sẽ trở nên chậm chạp.
Không còn hoạt bát và nói năng cũng kém hơn
Lâu dần, khi bệnh tiểu đường trở nên nghiêm trọng thì phạm vi gián đoạn của não bộ cũng tăng lên. Lúc này, sự hoạt bát của người bệnh cũng bị mở rộng ra hơn nhiều. Từ đó, khiến người bệnh không còn năng động và ít nói hơn rất nhiều.
Tức giận và không kiềm chế được cảm xúc
Bệnh nhân tiểu đường khi đã đến mức suy giảm nhận thức sẽ khó lòng kiềm chế được cảm xúc của mình. Lúc này, việc đột nhiên khóc hoặc cười của người bệnh là điều khá thường gặp. Đó là do bệnh nhân không còn ở mức độ ổn định về cảm xúc nữa. Não bộ không thể chi phối được điều này.
Những biện pháp cải thiện trí nhớ tốt nhất
Cách tốt nhất để ngăn chặn quá trình này chính là kiểm soát mức đường huyết luôn ở mức cho phép. Lúc này, mọi người cần xây dựng chế độ ăn uống và tập luyện khoa học.
- Hãy xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh với nhiều rau xanh, trái cây tươi. Đồng thời, hạn chế đường và tinh bột.
- Thường xuyên tập thể dục, thực hiện các hoạt động thể chất để cơ thể khỏe mạnh hơn.
- Thăm khám thường xuyên và tuân thủ lời khuyên của bác sĩ.
>> Xem thêm: Các biến chứng thần kinh của bệnh tiểu đường