Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống (oral glucose tolerance test) có khả năng đánh giá sự sử dụng glucose. Nghiệm pháp này được sử dụng để chẩn đoán tiền tiểu đường và bệnh tiểu đường, đặc biệt là để phát hiện tiểu đường thai kỳ.
Nghiệm pháp dung nạp glucose qua đường uống là gì?
Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống (OGTT) là phương pháp được sử dụng để đo khả năng sử dụng đường glucose của cơ thể. Đây chính là một nguồn năng lượng chính vô cùng quan trọng của cơ thể. Phương pháp còn có thể được dùng để chẩn đoán bệnh tiền đái tháo đường và đái tháo đường. OGTT được thực hiện phổ biến để kiểm tra bệnh đái tháo đường xảy ra trong thai kỳ (bệnh tiểu đường thai kỳ).
Trường hợp cần thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose
Xét nghiệm này được dùng để kiểm tra xem thai phụ có bị tiểu đường thai kỳ hay không. Phụ nữ mang thai có rủi ro bị tiểu đường thai kỳ nếu:
- Đã từng bị tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai trước.
- Đã từng sinh con nặng hơn 4.1 kg (theo tiêu chuẩn Mỹ).
- Trẻ hơn 25 tuổi và bị béo phì trước khi có thai.
Chẩn đoán trạng thái tiền tiểu đường và bệnh tiểu đường.
Hầu như các bác sĩ đều khuyên tất cả phụ nữ đang mang thai đều nên thực hiện xét nghiệm này nếu có mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Những bác sĩ chuyên môn về sản khoa khuyên thực hiện xét nghiệm cho phụ nữ mang thai khi ở 24 – 28 tuần thai kì.
Ngoài ra, xét nghiệm này còn được khuyên thực hiện với những ai nghi ngờ hoặc có những yếu tố nguy cơ mắc phải bệnh tiểu đường tuýp 2 ở người lớn.
Cụ thể hơn, xét nghiệm sẽ được chỉ định thực hiện với những ai có mức đường huyết khi đói cao hơn 126mg/dL hoặc xét nghiệm HbA1c lớn hơn 6,5%.
Xét nghiệp dung nạp glucose
Chuẩn bị làm xét nghiệm
Để chuẩn bị làm xét nghiệm dung nạp glucose bằng đường uống:
- Duy trì chế độ ăn uống có chứa ít nhất 150 gram carbohydrate (tinh bột) mỗi ngày trong vòng 3 ngày trước khi làm xét nghiệm. Các thực phẩm như hoa quả, bánh mì, ngũ cốc, các loại hạt, gạo, bánh quy ngũ cốc. Các loại củ quả chứa nhiều tinh bột như khoai tây, các loại đậu, và ngô đều có hàm lượng carbohydrate cao.
- Không ăn uống, hút thuốc và tập thể dục trong vòng ít nhất 8 tiếng trước khi lấy mẫu máu đầu tiên.
- Thông báo cho bác sĩ biết tất cả các loại thuốc hiện đang sử dụng. Tùy từng loại thuốc mà có thể phải ngừng uống trước khi xét nghiệm.
Xét nghiệm có thể kéo dài đến 4 tiếng. Vì bất kỳ hoạt động nào cũng có thể làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm. Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn ngồi yên trong suốt quá trình làm xét nghiệm. Bạn không được ăn gì và chỉ có thể uống nước lọc cho đến khi kết thúc xét nghiệm.
Hãy hỏi bác sĩ nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến việc liệu có phải làm xét nghiệm hay không, rủi ro khi làm xét nghiệm, hoặc quá trình làm xét nghiệm. Có thể sử dụng danh sách các câu hỏi này để tham khảo khi nói chuyện với bác sĩ.
Quá trình làm xét nghiệm
Xét nghiệm được tiến hành theo các bước sau:
- Mẫu máu đầu tiên được lấy ngay khi mới đến. Mẫu máu này được dùng để đo nồng độ đường huyết khi đói. Đây là tiêu chuẩn để so sánh với kết quả các mẫu máu sau đó.
- Bệnh nhân sẽ uống một loại nước ngọt chứa hàm lượng glucose nhất định, thường là 75 hoặc 100 gram glucose.
- Mẫu máu sẽ được lấy sau đó 1, 2 hoặc đôi khi là 3 tiếng. Tùy trường hợp, bác sĩ cũng có thể chỉ định lấy mẫu máu sau 30 phút, hoặc sau hơn 3 tiếng.
Những luy ý sau khi thực hiện xét nghiệm dung nạp glucose
Bạn có thể quay về những hoạt động thường nhất sau khi thử nghiệm. Bác sĩ sẽ cho bạn biết về những bệnh lý bạn mắc phải và đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả. Đôi khi, bác sĩ yêu cầu phải thực hiện những xét nghiệm bổ sung khác. Bạn hãy nghe theo hướng dẫn của bác sĩ.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về quy trình thực hiện. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.
• Chỗ lấy máu sẽ có thể xuất hiện vết bầm nhỏ. Đó là do chảy máu trong (xuất huyết trong) và nguy cơ này có thể giảm bớt bằng cách ấn mạnh vào chỗ lấy máu vài phút sau khi rút kim.
• Tĩnh mạch ở chỗ lấy máu có thể bị nóng đỏ, sưng tấy. Hiện tượng này gọi là viêm tĩnh mạch, rất hiếm khi xảy ra và có thể chữa bằng cách chườm nóng vài lần trong ngày.
• Chảy máu kéo dài có thể xảy ra ở các bệnh nhân bị rối loạn đông máu. Việc dùng một số thuốc như aspirin, warfarin (tên thương mại là coumadin) và một số thuốc làm máu khó đông khác có thể dễ gây chảy máu.
Hãy thông báo cho y tá hoặc bác sĩ trước khi lấy máu nếu bạn có các vấn đề về đông máu.
Cách đọc kết quả nghiệm pháp dung nạp glucose
Nồng độ đường huyết bình thường
Theo tiêu chuẩn của Nhóm nghiên cứu của IADPSG (Hiệp hội Đái tháo đường và thai kỳ Quốc tế) và Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ ADA. Chỉ số nồng độ đường huyết bình thường khi làm xét nghiệm dung nạp 75 glucose bằng đường uống như sau:
- Mẫu máu đầu tiên: < 5,1 mmol/L (tương đương 92 mg/dL)
- 1 tiếng sau: < 10,0 mmol/L (tương đương 180 mg/dL)
- 2 tiếng sau: < 8,5 mmol/L (tương đương 153 mg/dL)
Nếu đường huyết sau 2 tiếng nằm trong khoảng 140-199 mg/dl. Thai phụ đang ở trạng thái tiền đái tháo đường.
Nồng độ đường huyết cao
Nếu các thông số nồng độ đường huyết cao hơn giá trị bình thường nêu trên. Có thể là do các nguyên nhân sau:
- Thai phụ bị tiểu đường lâm sàng hoặc tiểu đường thai kỳ
- Tác động của một số thuốc. Ví dụ: Corticosteroids, Dilantin, thuốc lợi tiểu, và thuốc chữa huyết áp cao, thuốc điều trị HIV/AIDS
- Người mẹ có thể mắc một vài căn bệnh bao gồm: cường giáp, thừa sắt, u tủy thượng thận hay hội chứng Cushing (cơ thể có quá nhiều hóc-môn cortisol).
Nồng độ đường huyết thấp
Ngược lại, nồng độ đường huyết thấp cũng xuất hiện. Nguyên nhân có tác động của các loại thuốc hay những rối loạn trong cơ thể thai phụ, có thể kể đến:
- Thuốc điều trị đái tháo đường, huyết áp không ổn định, và thuốc chống trầm cảm
- Hội chứng Addison (giảm sản xuất hóc-môn cortisol và aldosterone).
- Suy giảm chức năng tuyến giáp hoặc tuyến yên
- Các bệnh về gan hay tụy.
Khoảng giá trị bình thường của kỹ thuật y tế này có thể không thống nhất tùy thuộc vào cơ sở thực hiện xét nghiệm mà bạn chọn. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào về kết quả xét nghiệm.
Bởi vì nồng độ đường huyết bình thường, nồng độ đường huyết cao. Nồng độ đường huyết thấp còn tùy thuộc vào các tiêu chuẩn khác nhau của trung tâm xét nghiệm áp dụng.
Bảng kết quả xét nghiệm mà thai phụ nhận được sẽ dùng khoảng giá trị được cho là bình thường thay vì trị số đơn lẻ và có thể khác nhau ở mỗi quốc gia. Tình trạng sức khoẻ bà mẹ mang thai có thể làm thay đổi chỉ số glucose huyết.