Chế độ ăn uống đối với những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường vô cùng quan trọng. Nếu lựa chọn thực phẩm không đúng sẽ rất dễ làm tăng đường huyết. Gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Vậy người bệnh tiểu đường có ăn được sữa chua không? Ăn sữa chua có lợi hay hại đối với bệnh nhân tiểu đường? Vấn đề này sẽ giải đáp cụ thể trong bài viết dưới đây.
Bệnh tiểu đường có ăn được sữa chua không?
Nghiên cứu cho thấy người tiêu thụ nhiều sản phẩm từ sữa lên men ít béo như sữa chua. Pho mát tươi (fromage frais) và pho mát ít béo nhìn chung có khả năng mắc bệnh thấp hơn 24% so với những người khác.
Khi được nghiên cứu riêng biệt, sữa chua được chứng minh là giúp giảm nguy cơ tiểu đường tuýp 2 khoảng 28%. Với hiệu quả cao nhất khi ăn khoảng 4,5 hộp (hộp 125 g) mỗi tuần.
Tiểu đường là căn bệnh phổ biến hiện nay. Không ít bệnh nhân cảm thấy vô cùng lo lắng bởi những biến chứng phức tạp của nó. Với căn bệnh này, người bệnh cần phải có chế độ ăn uống hợp lý. Bổ sung cho cơ thể những dưỡng chất thiết yếu. Đặc biệt, bệnh nhân cần phải cân nhắc, kết hợp các món ăn sao cho phù hợp với nhau. Tránh tình trạng tăng đường huyết trong máu.
Tuy nhiên, không phải người bệnh nào cũng có thể biết được những loại thực phẩm nào thích hợp cho bản thân mình. Mặc dù sữa chua rất tốt cho sức khỏe của con người.
Tác dụng sữa chua đối với bệnh nhân tiểu đường
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, việc ăn sữa chua không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Ngược lại rất có lợi cho người bệnh tiểu đường.
Lượng đường trong sữa chua rất ít và không có khả năng gây tăng đường huyết. Bệnh nhân tiểu đường cũng cần lưu ý ăn với một lượng vừa phải.
Với thành phần dinh dưỡng cao, sữa chua giúp tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch của cơ thể.
Theo các nhà nghiên cứu ở nước Anh, những người ăn sữa chua thường xuyên có thể giảm 28% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường so với người không ăn thực phẩm này.
Sữa chua có chứa vi khuẩn probiotic rất có lợi cho đường tiêu hóa. Loại vi khuẩn này có tác dụng rất tốt đối với bệnh nhân bị tiểu đường tuýp 2 và một số bệnh lý khác. Giúp làm đẹp da và hỗ trợ cho dạ dày hoạt động tốt hơn.
Vi khuẩn trong sữa chua có tác dụng hỗ trợ hoạt động của dạ dày để tránh phát triển các độc tố gây béo phì. Đặc biệt, nghiên cứu còn cho thấy, một số sản phẩm sữa lên men khác như pho mát ít chất béo. Có thể cắt giảm 24% nguy cơ mắc tiểu đường.
Tuy nhiên, để đảm bảo cho sức khỏe, người bệnh tiểu đường có thể sử dụng sữa chua không đường. Hoặc sữa chua tách béo để không ảnh hưởng tới đường huyết và tình trạng sức khỏe của bản thân mình.
Những lưu ý cho bệnh nhân tiểu đường
Để sử dụng sữa chua đạt hiệu quả cao nhất trong việc kiểm soát đường huyết, bệnh nhân tiểu đường nên tuân thủ một số yêu cầu sau đây:
- Có chế độ ăn uống hợp lý, hạn chế sử dụng các loại thực phẩm có chứa nhiều đường và tinh bột.
- Bổ sung cho cơ thể những loại thực phẩm tốt cho bệnh nhân tiểu đường như rau xanh, trái cây, rau mâm xôi, quả óc chó, các loại hạt, dầu oliu, hạt lanh, ức gà, cá thu, cá hồi, yến mạch, ngũ cốc, lúa mạch, và các loại đậu đỗ,…
- Tăng cường các loại cá biển bởi chúng chứa nhiều axit béo. Có tác dụng làm giảm đáng kể lượng cholesterol có hại, thay vào đó là những cholesterol có lợi.
- Người bệnh tiểu đường cần phải ăn uống đúng giờ. Không được ăn quá nó hoặc để quá đói mới ăn.
- Nên chia nhỏ bữa ăn (ít nhất 4 bữa). Người bệnh nên ăn bữa phụ buổi tối để tránh hạ đường huyết ban đêm.
- Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để kiểm soát và cải thiện bệnh tiểu đường tốt nhất.
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc giải đáp được vấn đề: Người bệnh tiểu đường có ăn được sữa chua không? Để đảm bảo đường huyết được ổn định, bên cạnh việc ăn sữa chua, tốt nhất bệnh nhân nên thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra, người bệnh cũng nên tiến hành kiểm tra đường huyết định kỳ để có thể kiểm soát bệnh tốt nhất.