Người bệnh tiểu đường cần duy trì một chế độ ăn uống, bổ sung dưỡng chất khoa học, hợp lý theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Vậy người bệnh tiểu đường có nên uống thuốc bổ?
Lưu ý khi sử dụng thuốc bổ cho người tiểu đường
Trong kiểm soát bệnh tiểu đường, chế độ dinh dưỡng và việc bổ sung dưỡng chất đóng vai trò quan trọng. Nhiều bệnh nhân tiểu đường đã sử dụng các chế phẩm bổ sung dinh dưỡng như magie, các loại vitamin, Omega 3,… Vậy có phải tất cả bệnh nhân tiểu đường đều có thể sử dụng các chế phẩm bổ sung?
Theo các bác sĩ, mỗi bệnh nhân tiểu đường ở thời điểm chẩn đoán sẽ được đánh giá về khả năng hấp thu calo, tỷ lệ carbohydrate, chất béo và protein họ sử dụng, kiểm tra máu,… nhằm chẩn đoán tình trạng thiếu vitamin và khoáng chất. Vì vậy, chỉ sau khi được xác định bị thiếu chất, bệnh nhân mới cần dùng các chế phẩm bổ sung.
Người bệnh không nên tự ý bổ sung các dưỡng chất vì các chế phẩm bổ sung sức khỏe (đặc biệt là chế phẩm bổ sung protein) có thể gây tổn thương thận (thận phải làm việc nhiều hơn để lọc chất thải và nước dư thừa ra khỏi cơ thể). Do vậy, bệnh nhân không được tự ý bổ sung các loại thuốc bổ mà chỉ sử dụng khi được bác sĩ tư vấn, kê đơn.
Người tiểu đường cần bổ sung những chế phẩm nào?
Vitamin B12
Người bị tiểu đường đang ăn kiêng (ăn chay trường), người cao tuổi,… Nên dùng các chế phẩm bổ sung vitamin B12 và chế phẩm bổ sung protein;
Vitamin A
Giúp tăng cường thị giác, thúc đẩy tăng trưởng tế bào và mô cơ thể, bảo vệ da. Và các mô khác khỏi nguy cơ nhiễm trùng;
Vitamin nhóm B
Gồm biotin, choline, niacin, acid folic, acid pantothenic, B1, B2 và B6,… Vì chúng liên quan tới quá trình chuyển hóa chất đường bột, chất đạm, chất béo và sản xuất năng lượng. Vì các vitamin nhóm B hoạt động cùng nhau nên bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định nếu chỉ cần sử dụng một loại vitamin B trong đó;
Vitamin D
Giúp cơ thể hấp thụ tốt canxi và photpho, giảm nguy cơ ung thư vú. Giảm ung thư đại tràng và ung thư tuyến tiền liệt;
Vitamin C
Giúp cải thiện chức năng miễn dịch, sản xuất collagen, giữ cho mao mạch và thành mạch vững chắc. Nhờ vậy, vitamin C giúp ngăn ngừa các vết thâm tím. Giúp cơ thể hấp thụ tốt hơn các nguồn thực phẩm có chứa sắt. Đặc biệt, người mắc bệnh tiểu đường thường có nồng độ vitamin C thấp hơn người bình thường (có thể đo lượng đường trong máu cao làm giảm khả năng hấp thụ vitamin C). Vì vậy, bệnh nhân cần sử dụng thêm các chế phẩm bổ sung canxi theo chỉ định của bác sĩ;
Vitamin E
Chống oxy hóa, bảo vệ tế bào, giúp ngăn ngừa các tổn thương ở tim, mắt và thận. Những biến chứng hay gặp của bệnh tiểu đường. Vì vậy, nhất thiết phải bổ sung cho bệnh nhân tiểu đường vì thường chế độ ăn không thể cung cấp đủ nhu cầu của cơ thể. Chú ý, nếu bệnh nhân đang dùng thuốc chống đông máu, cần báo cho bác sĩ trước khi sử dụng vitamin E để tránh các phản ứng phụ không mong muốn;
Vitamin K
Đóng vai trò quan trọng trong quá trình đông máu, tạo protein cho máu, thận và xương. Khi có kế hoạch bổ sung vitamin K. Bệnh nhân cần báo cho bác sĩ nếu đang dùng các thuốc liên quan tới đông máu;
Crom
Có tác dụng giảm glucose nhẹ, thường được khuyên dùng cho những bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2;
Ngoài ra còn có:
- Axit béo Omega – 3 mỗi ngày khoảng 1g cho những người có hàm lượng triglyceride cao để bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tim;
- Bổ sung chất xơ để kiểm soát lượng đường huyết.
Lưu ý: Nguy cơ sử dụng quá liều các loại thuốc bổ cho người tiểu đường có thể xảy ra. Dễ gây ngộ độc hoặc cản trở tác dụng của các loại thuốc bệnh nhân đang sử dụng. Vì vậy, trước khi sử dụng bất kỳ chế phẩm bổ sung nào, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị.
>> Xem thêm: Lợi ích đáng kinh ngạc của Vitamin C đối với bệnh tiểu đường