Bệnh tiểu đường là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm, vì thế người bệnh phải tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc ăn uống. Người bị tiểu đường nên ăn gì để ngăn chặn bệnh diễn biến phức tạp hơn. Đồng thời việc điều trị cũng trở nên thuận lợi hơn rất nhiều.
Người bệnh tiểu đường nên ăn gì?
Ăn các loại rau xanh, hoa quả giàu chất xơ
Người bệnh tiểu đường nên ăn rau nhiều hơn trong thực đơn của mình. Thông qua cách chế biến đơn giản như ăn sống, hấp, luộc, rau trộn. Không nên sử dụng nhiều loại sốt có chất béo.
Các loại rau xanh và trái cây tươi là nguồn cung cấp dồi dào chất xơ. Chứa các vitamin và khoáng chất tự nhiên. Đồng thời chúng còn chứa các hàm lượng chất chống oxy hóa. Giúp tăng cường và thúc đẩy các hệ thống miễn dịch. Các thực phẩm này có chứa hàm lượng chất carbohydrat và calo thấp.
Các loại rau củ như mù tạt xanh, củ cải, cải xoăn, bông cải xanh, rau bina,… Trái cấy như bưởi, cam, quýt, táo,… cung cấp rất nhiều vitamin, chất xơ tốt cho người mắc bệnh tiểu đường.
Không nên chế biến thêm bằng cách cho thêm kem, sữa. Hạn chế ăn các loại quả chín ngọt như: sầu riêng, hồng chín, xoài chín…
Tỷ lệ giữa các thành phần sinh năng lượng trong bữa ăn hàng ngày của người bệnh tiểu đường:
- Protein: lượng protein nên đạt 1- 1,2 g/kg/ngày đối với người lớn, tức là tỷ lệ này nên đạt tương đương 15- 20% năng lượng khẩu phần.
- Lipit: Tỷ lệ chất béo nên là 25% tổng số năng lượng khẩu phần, không nên vượt quá 30%. hạn chế các axit béo bão hòa .Điều này giúp ổn định đường huyết, ngăn ngừa xơ vữa động mạch
- Gluxit: Tỷ lệ năng lượng do gluxit cung cấp nên đạt từ 50-60% tổng số năng lượng khẩu phần của người bệnh. Nên chọn lựa loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp như: gạo lức, bánh mì đen,yến mạch, các loại đậu nguyên hạt…
Các thực phẩm chứa tinh bột lành mạnh
Nhóm đường bột: Ngũ cốc nguyên hạt, đậu đỗ, gạo còn vỏ cám, rau củ… được chế biến bằng cách hấp, luộc, nướng, hạn chế tối đa rán, xào… Các loại củ như khoai sắn cũng cung cấp khá nhiều tinh bột. Khi dùng khoai săn thì người bệnh tiểu đường ăn cần phải giảm hoặc cắt cơm.
Những người mắc bệnh đái tháo đường phải đặt mục tiêu giảm thiểu tối đa các loại thức ăn chứa nhiều bột, đường. Thay vào đó người bệnh nên dùng các loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, khoai lang thay cho khoai tây…
Hạn chế chất đạm, dùng chất béo tốt
Không nên dùng nhiều các loại thịt màu đỏ, nội tạng của động vật, lòng đỏ trứng gà. Nên bổ sung các loại chất đạm từ thực vật như các loại đậu, đậu hủ, ăn cá thay cho các loại thịt. Ngoài ra người bệnh nếu có điều kiện có thể dùng thêm sữa tách béo dành cho người bệnh tiểu đường. Lưu ý tuyệt đối không thêm đường vào các loại sữa tách béo.
Nhóm chất béo, đường: Các thực phẩm có chất béo không bão hòa được ưu tiên trong chế độ ăn của người bệnh. Người bênh tiểu đường có thể sử dụng dầu đậu nành, vừng, dầu cá, mỡ cá, olive…
Nguồn chất béo có bên trong quả bơ, quả hồ đào, hạnh nhân, quả óc chó, dầu đậu phộng, dầu oliu sẽ giúp ích cho việc giảm nồng độ cholesterol trong máu. Người bệnh tiểu đường nên sử dụng chúng thay thế cho chất béo có nguồn gốc từ động vật.
Tuy nhiên, với dầu ô liu thì chú ý nên sử dụng ở nhiệt độ thường, không nên chế biến trong nền nhiệt độ cao. Ở nhiệt độ cao chúng có thể sinh thêm nhiều chất độc hại cho cơ thể.
Nên ăn cá ít nhất 2 lần trong 1 tuần
Người bệnh tiểu đường nên ăn cá, thịt nạc, thịt gia cầm bỏ da, thịt lọc bỏ mỡ, các loại đậu đỗ… . Thực phẩm này tốt nhất là được chế biến đơn giản như hấp, luộc, áp chảo nhằm loại bớt mỡ.
Cá là một trong những nguồn cung cấp chất béo và chất đạm rất tốt cho cơ thể, có thể thay thế cho thịt. Đặc biệt các loại cá biển như cá mòi chứa nhiều axit béo và các omega-3 vừa có lợi cho sức khỏe tim mạch. Các loại cá này rất tốt cho bệnh đái tháo đường. Lưu ý chúng ta chỉ nên ăn cá dưới dạng hấp, nấu, không nên ăn cá chiên, rán.
Uống thảo mộc và các loại thức uống khác
Để gia tăng sự hấp dẫn và hương vị của món ăn, tránh sự nhàm chán khi phải ăn kiêng. Người bệnh tiểu đường có thể thêm các loại gia vị thảo mộc trọng khi chế biến.
Một vài loại thảo mộc có thể kể đến như: quế, chảnh, tỏi, ớt, gừng, rau thơm, sẽ giúp cho hương vị của món ăn trở nên đậm đà hấp dẫn.
Ngoài ra đối với các thức uống cho người bệnh tiểu đường thì bạn chỉ nên sử dụng một số loại như:
- Trà,.
- Cà phê.
- Các loại trà thảo mộc.
- Nước suối không đường.
- Nước ép trái cây nguyên chất.
Người bệnh tiểu đường không nên ăn gì?
Bên cạnh tiểu đường ăn gì để tốt cho sức khỏe thì việc không nên ăn gì cũng quan trọng. Để quá trình điều trị bệnh tiểu đường đạt kết quả tốt nhất, người bệnh tiểu đường cần hạn chế các loại thực phẩm sau:
- Hạn chế tối đa các loại hoa quả sấy khô
- Hạn chế ăn gạo trắng, bánh mì, miến, bột sắn dây, các loại củ nướng
- Hạn chế các thực phẩm chứa chất béo bão hòa, nhiều cholesterol gây nguy cơ tăng bệnh tim mạch. Sẽ làm không tốt cho sức khỏe nói chung và người bệnh tiểu đường nói riêng.
- Người bệnh tiểu đường không nên ăn thịt lợn mỡ, phủ tạng động vật, da của gia cầm. Không nên ăn kem tươi, dầu dừa, các loại bánh kẹo ngọt, mứt, sirô, các loại nước có ga…
- Hạn chế tối đa các loại hoa quả sấy khô, mứt hoa quả… bởi loại này chứa một lượng đường rất cao. Không hề tốt cho sức khỏe người bệnh.
Quy tắc trong ăn uống đối với người bệnh tiểu đường
Người bị tiểu đường nên ăn gì và không nên ăn gì cần tuân theo sự tư vấn, chỉ định nhất định của bác sĩ. Bên cạnh đó cần biết và nắm rõ các nguyên tắc để tránh đường huyết tăng. Nhằm ngăn chặn và làm chậm các biến chứng của bệnh tiểu đường:
- Chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa trong ngày để tránh tình trạng đường huyết tăng đột ngột.
- Cần chú ý giờ giấc để các bữa không cách nhau quá xa, khiến cơ thể bị đói. Nếu có thể trễ giờ ăn so với bình thường, bạn có thể ăn trước một khẩu phần nhỏ trước khi ăn bữa chính với mọi người.
- Không nên thay đổi quá nhanh và quá nhiều cơ cấu và khối lượng các bữa ăn hàng ngày. Khi ăn nên nhai kỹ, nuốt chậm để cảm giác no tới và rời bàn ăn ngay.
- Cần vận động sau khi ăn, tránh nằm, ngồi một chỗ sau ăn. Dành thời gian tập luyện thể dục thể thao để đảm bảo sức khỏe, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.