Người tiểu đường có dùng được nhân sâm không

Người tiểu đường có dùng được sâm không?

Người tiểu đường có dùng được sâm không là câu hỏi mà nhiều bệnh nhân tiểu đường quan tâm. Bởi đây là loại thuốc bổ quý hiếm nên sẽ có người tò mò về câu hỏi liệu tiểu đường có uống được sâm không.

Nhân sâm có nhiều tác dụng tích cực đến sức khỏe và trong điều trị bệnh tật. Vị thuốc bổ quý hiếm này được nhiều người coi như “thần dược”. Vậy với bệnh tiểu đường thì loại “thần dược” này có tác dụng không và tác dụng là gì?

Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho câu hỏi người tiểu đường có dùng được sâm không.

Thành phần và công dụng của nhân sâm

Người mắc tiểu đường có chế độ ăn uống, điều trị và luyện tập rất nghiêm khắc. Các loại thực phẩm phải đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất và đi theo các quy tắc dinh dưỡng. Bởi nếu không đi theo các quy tắc dinh dưỡng này thì bệnh rất dễ chuyển biến xấu. Hệ quả có thể là gây ra các biến chứng nghiêm trọng.

Theo y học, nhân sâm là một vị thuốc bổ quý hiếm có nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Vì thế nhiều người sẽ thắc mắc người tiểu đường có uống được nhân sâm không. Vậy trước khi trả lời cho câu hỏi tiểu đường uống sâm được không, hãy tìm hiểu thành phần của nhân sâm.

>>> Đọc thêm: Bệnh nhân mắc tiểu đường ăn bánh mì được không?

Thành phần trong nhân sâm

Nhân sâm còn có các tên gọi khác như là viên sâm, giã nhân sâm, thuộc họ Ngũ gia bì. Đây là loại cây sống lâu năm, rễ mọc thành củ to, cuống dài. Nhân sâm có chứa saponin triterpenoid tetracyclic, nhóm ginsenosid, với gần 30 loại saponin khác nhau.

Công dụng của nhân sâm

Một trong số công dụng có thể kể đến cải thiện và phục hồi chức năng cơ thể, ngăn ngừa, chống lão hóa các tế bào, thúc đẩy và kích thích quá trình sinh tổng hợp protein của tế bào mới.

Thành phần và công dụng của nhân sâm
Dù là Đông y hay Tây Y thì nhân sâm đều được đánh giá là vị thuốc bổ dưỡng, đa dụng

Nhân sâm còn kích thích cơ chế miễn dịch của cơ thể, giúp chống nhiễm trùng, phòng bệnh hiệu quả. Nếu sử dụng nhân sâm thường xuyên, cơ thể sẽ dẻo dai, làm việc năng suất hơn.

>>> Có thể bạn quan tâm: Nguyên tắc làm tháp dinh dưỡng cho người tiểu đường

Người tiểu đường có dùng được nhân sâm không?

Tác dụng của nhân sâm với bệnh tiểu đường

Các nghiên cứu cho thấy dưỡng chất của nhân sâm giúp bệnh nhân tiểu đường tăng cường sức khỏe. Bệnh nhân tiểu đường sẽ được nâng cao đề kháng, hạn chế các biến chứng của tiểu đường. Nếu đang điều trị bằng insulin thì nhân sâm góp phần giảm insulin nạp vào cơ thể. Ngoài ra còn giúp hạ đường huyết hiệu quả và lâu dài hơn.

Đối với chức năng hệ tuần hoàn, nhân sâm không chỉ giúp điều hòa khí huyết mà còn kìm hãm hàm lượng Cholesterol có trong máu để phòng ngừa các bệnh như đột quỵ, tai biến, xơ vữa động mạch… Ngoài ra, nhân sâm còn giúp làm ổn định các chức năng như điều hòa huyết áp, lưu lượng máu, cholesterol, đường huyết…trong cơ thể.

Tiểu đường có uống nhân sâm được không
Nhiều người coi nhân sâm là “thần dược” vì có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe

Nhân sâm còn giúp giải độc gan, tăng chức năng gan, giải độc gan. Vị thuốc này cũng giúp hạn chế và phòng ngừa ung thư.

>>> Đọc thêm: Người bệnh tiểu đường ăn khoai tây được không?

Người bệnh tiểu đường uống sâm được không?

Với các tác dụng trên, trả lời cho câu hỏi người bệnh tiểu đường uống được nhân sâm không là có. Nếu mắc tiểu đường tuýp 2 thì có thể dùng 200mg nhân sâm mỗi ngày. Lượng nhân sâm này giúp kiểm soát đường huyết rất hiệu quả.

Không chỉ với bệnh nhân tiểu đường, dùng nhân sâm thường xuyên cùng hỗ trợ ngăn chặn tiểu đường. Nhân sâm sẽ giúp nâng cao thể lực, bồi bổ cơ thể, hỗ trợ điều trị ung thư, bệnh hô hấp,…

Lưu ý cho người tiểu đường khi dùng nhân sâm

Tuy đây là vị thuốc tốt nhưng cũng có những mặt phải lưu ý khi dùng nhân sâm. Đặc tính của nhân sâm là hạ đường huyết nhanh chóng. Nếu đang dùng thuốc trị tiểu đường thì không nên dùng đồng thời nhân sâm. Bởi là vậy sẽ khiến đường huyết giảm mạnh, nặng thì sẽ khiến bệnh nhân ngất xỉu.

Nếu dùng nhân sâm quá nhiều cũng dễ khiến hệ thống mạch ngoại vi co lại và tăng huyết áp. Nếu bệnh nhân có tiền sử tăng áp thì không nên uống sâm.

Tiểu đường có dùng được nhân sâm không
Không nên uống sâm vào gần giờ đi ngủ bởi có thể gây khó chịu

Như vậy, bài viết đã trả lời đầy đủ cho câu hỏi người tiểu đường có dùng được nhân sâm không. Tuy vị thuốc này rất có lợi thì bệnh nhân vẫn nên xin ý kiến bác sĩ. Bởi mỗi người có một tình trạng bệnh khác nhau nên dùng một lượng nhân sâm khác biệt. Để dùng hiệu quá nhất thì nên kết hợp ăn uống, ngủ nghỉ điều độ.