Tiểu đường thai kỳ là một bệnh tiểu đường phát triển kể từ khi người phụ nữ mang thai. Người ta cho rằng sự gia tăng lượng đường trong máu là sự ức chế insulin của hormone nhau thai. Ngoài ra còn có nhiều nguyên nhân tiểu đường thai kỳ khác nữa. Sau đây là 8 nguyên nhân chính gây tiểu đường thai kỳ
Rối loạn thói quen sinh hoạt
Người ta nói rằng bệnh tiểu đường tuýp 2 là loại bệnh tiểu đường mà người Việt Nam phần lớn mắc phải. Điều này là do bất thường trong việc tiết insulin. Nguyên nhân của bệnh tiểu đường loại 2 như sau.
- Duy trì chế độ ăn uống có hàm lượng calo cao
- Cân bằng dinh dưỡng không tốt
- Lười vận động
Bệnh tiểu đường loại 2 cũng được cho là một ví dụ điển hình của các bệnh liên quan đến thói quen sinh hoạt. Cũng có rất nhiều phụ nữ rối loạn thói quen ăn uống và thói quen tập thể dục trong thời kỳ mang thai.
Trước đây, người ta thường nói rằng nếu bạn có thai, bạn cần nhiều dinh dưỡng hơn cho em bé trong bụng. Do đó, lượng dinh dưỡng trong bữa ăn có thể tăng nhiều hơn bình thường, và nó có xu hướng tăng lượng calo.
Một phụ nữ mang thai trở nên béo phì do chế độ ăn uống quá nhiều dinh dưỡng rất có khả năng mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.
Hơn nữa, nếu tăng cân, cơ thể cử động khó khăn dẫn tới sẽ trở nên lười vận động. Lượng carbohydrate và chất béo hấp thu sau bữa ăn sẽ không được tiêu hao.
Những thay đổi trong chế độ ăn uống khi mang thai và béo phì, lười vận động là những yếu tố làm tăng lượng đường trong máu, nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường thai kỳ.
Bị béo phì trước khi mang thai
Không chỉ những người bị béo lên từ khi mang thai mà cả những người đã có thể trạng béo từ trước cũng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.
Những người béo phì thường bị rối loạn thói quen sinh hoạt trước khi mang thai. Như đã đề cập trước đó, chế độ ăn uống mất cân bằng và lười vận động là nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường.
Phụ nữ mang thai có tỷ lệ mỡ cơ thể cao do trạng thái quá nhiều dinh dưỡng và lượng đường huyết cao kể từ khi mang thai, ngoài chịu tác dụng của hormone đối kháng insulin, có cơ địa mà insulin khó hoạt động hiệu quả.
Béo phì gây ra bệnh tiểu đường ngay cả khi bạn không mang thai. Đó là bởi vì tuyến tụy đã không còn hoạt động hiệu quả. Cần chú ý đặc biệt để cải thiện chế độ ăn uống.
Tăng cân quá mức sau khi mang thai
Từ khi mang thai, người ta nói rằng trọng lượng cơ thể mẹ tăng từ 7 kg đến 10 kg. Bao gồm sự tăng trưởng của thai nhi và tăng lượng nước ối.
Tuy nhiên, nếu trọng lượng cơ thể người mẹ tăng vượt quá mức đó. Đây có thể là nguyên nhân bị tiểu đường thai kỳ. Điều này giống như bệnh tiểu đường bình thường.
Có những phụ nữ nói họ bị ốm nghén khi mang thai nhưng luôn luôn thèm ăn. Và bằng việc ăn quá nhiều, họ trở nên béo phì và lượng mỡ cơ thể tăng lên.
Giống với các hormone nhau thai, tế bào mỡ trong cơ thể cũng tác động vào chức năng của insulin. Khi tăng trọng lượng cơ thể và tế bào mỡ trở nên lớn hơn, mức đường huyết khó có thể giảm.
Nhiều lần xét nghiệm đường nước tiểu cho kết quả dương tính
Xét nghiệm nước tiểu sẽ được thực hiện tại thời điểm khám thai. Xét nghiệm đường nước tiểu là để kiểm tra xem đường glucose có được hòa tan trong nước tiểu của phụ nữ mang thai hay không.
Khi lượng đường trong máu tăng lên, carbohydrate trong cơ thể cũng xuất hiện trong nước tiểu. Nếu bạn làm xét nghiệm nước tiểu, bạn sẽ biết liệu đó là tăng đường huyết hay tiểu đường thai kỳ.
Khi xét nghiệm đường trong nước tiểu, lượng đường được kiểm tra trong 4 mức – (âm tính), + (dương tính), 2 +, 3 +. Tại thời điểm này, nếu nhiều lần kết quả dương tính thì có khả năng mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.
Đặc biệt là khi nó là mức 2 +, 3 +, mức độ bệnh tiểu đường trở nên nghiêm trọng. Nếu người mẹ không có thời gian để đi kiểm tra sức khỏe mang thai. Hoặc gặp khó khăn trong việc đi lai, hãy luôn chú ý.
Để chăm sóc cho cơ thể và tránh mắc bệnh, phụ nữ mang thai cần phải đi khám thai. Nếu người mẹ đang có sức khỏe không tốt, hãy nhờ người thân dẫn đi kiểm tra.
Phát bệnh như một biến chứng của bệnh cao huyết áp khi mang thai
Hội chứng tăng huyết áp khi mang thai là một bệnh mà người phụ nữ khi mang thai luôn bị tăng huyết áp. Bệnh tiểu đường có thể khởi phát như một biến chứng của tăng huyết áp.
Những người bị huyết áp cao được cho là có tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường cao gấp 3 lần so với những người khác. Khi huyết áp cao, áp lực sẽ tác động lên các cơ quan của toàn bộ cơ thể. Do đó sự hoạt động của insulin cũng trở nên tồi tệ hơn.
Các bà mẹ có hội chứng tăng huyết áp khi mang thai trong lần mang thai trước có nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường cao hơn trong lần mang thai tiếp theo.
Do di truyền
Cũng có người cho rằng bệnh tiểu đường là do di truyền. Việc gia đình có yếu tố di truyền bệnh tiểu đường là điều không hiếm gặp.
Những người có yếu tố di truyền bệnh thì hoạt động sản sinh insulin rất yếu. Ngay cả khi sinh hoạt bình thường điều độ cũng rất dễ mắc bệnh tiểu đường.
Nếu có người bị bệnh tiểu đường trong gia đình, phụ nữ mang thai có thể có các yếu tố di truyền bệnh tiểu đường. Đây là nguyên nhân dẫn đến tiểu đường thai kỳ.
Trường hợp có người bị bệnh tiểu đường trong họ hàng. Hãy tham khảo ý kiến bác sỹ khi bạn mang thai. Nhanh chóng tiến hành xét nghiệm lượng đường trong máu.
Tăng sự rối loạn các chức năng hormone khi phụ nữ sinh con muộn
Sinh con muộn cũng là một nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường thai kỳ. Phụ nữ sinh con lần đầu khi ngoài 35 tuổi là người có tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ cao hơn.
Độ tuổi từ 35 đến 40 tuổi là thời điểm chức năng của hormone nữ dễ bị rối loạn. Ảnh hưởng của hormone cũng ức chế chức năng của các dây thần kinh.
Insulin thường được tiết ra từ tuyến tụy mà không có vấn đề gì. Tuy nhiên, sự rối loạn hormone cũng làm rối loạn việc tiết insulin.
Đã từng sinh con nặng cân vào lần mang thai trước
Một đứa trẻ nặng cân có nghĩa là thai nhi phát triển quá mức trong bụng người mẹ.
Định nghĩa của một đứa trẻ nặng cân: Là một em bé có trọng lượng sơ sinh hơn 4000 gram. Ở đây không phải nói về sinh con sau ngày dự kiến, mà về trọng lượng nặng khi sinh bình thường. Lý do em bé phát triển quá mức trong bụng mẹ là do có nhiều tinh chất đường được truyền đến em bé. Nói cách khác, người mẹ đang ở tình trạng đường huyết cao.
Có thống kê cho rằng phụ nữ mang thai đã từng sinh con nặng cân có xu hướng tăng đường huyết khi mang thai lần sau.
Khi các hormone nhau thai hoạt động mạnh mẽ, đường và nguồn năng lượng truyền đến trẻ sơ sinh cũng sẽ tăng lên. Tình trạng đó sẽ được tiếp diễn cho đến lần mang thai tiếp theo.
Khi mang thai, người phụ nữ nào cũng rất dễ bị tăng lượng đường trong máu. Đó là bởi vì người mẹ phải truyền nguồn năng lượng cho em bé trong bụng của mình.
Việc lượng đường trong máu bị tăng lên có thể hạn chế ở mức độ nào đó bằng việc tập thể dục và phương pháp điều trị bằng chế độ ăn uống. Tuy nhiên, trường hợp bệnh do di truyền hoặc có tiền sử bệnh thì có giới hạn để bệnh nhân tự quản lý bệnh của mình.