Nguyên nhân gây ra tiểu đường thai kỳ là gì? Căn bệnh này có gây nguy hiểm đối với mẹ và bé hay không? Có lẽ đây là thắc mắc của không ít những bà mẹ. Để giúp cho các bà mẹ an tâm hơn bài viết dưới đây sẽ đem đến những thông tin bổ ích giúp mẹ bớt lo lắng.
Những nguyên nhân gây ra tiểu đường thai kỳ
Tiểu đường thai kỳ là một bệnh lý phát triển ở những người phụ nữ mang thai. Bệnh có thể có ở cả những người không có vấn đề gì về lượng đường trong máu. Nên nguyên nhân gây nên bệnh tiểu đường thai kỳ không chỉ là do đường huyết tăng cao gây ức chế insulin của hormone nhau thai. Mà còn do các nguyên nhân gây ra tiểu đường thai kỳ sau:
Do rối loạn thói quen sinh hoạt
Người phụ nữ khi mang thai trở nên béo phì do chế độ ăn dinh dưỡng quá nhiều sẽ có khả năng mắc bệnh tiểu đường thai kỳ cao hơn. Ngoài ra, tăng cân khi mang thai sẽ khiến cho cơ thể cử động khó hơn nên sẽ khiến người mẹ lười hoạt động. Điều này khiến cho carbohydrate và chất béo được hấp thu sau ăn không được giải phóng.
Vì thế những rối loạn trong thói quen sinh hoạt như ăn uống nhiều, lười vận động là yếu tố gây tăng đường trong máu dẫn đến tiểu đường thai kỳ.
Do béo phì trước khi mang thai
Béo phì trước và khi đang mang thai đều khiến cho người mẹ có khả năng cao bị tiểu đường thai kỳ. Những người phụ nữ đang mang thai có tỷ lệ mỡ trong cơ thể cao hơn do hấp thu nhiều chất dinh dưỡng, lượng đường cao từ khi mang thai.
Hơn nữa, vì cơ thể béo phì nên kiến cho insulin khó hoạt động hiệu quả, tuyến tụy hoạt động kém hiệu quả. Đó là nguyên nhân khiến cho bệnh tiểu đường xuất hiện, vì thế người mẹ cần chú ý đến chế độ ăn uống lành mạnh trước và khi mang thai.
Do tăng cân quá mức trong khi mang thai
Trong quá trình mang thai thì cân nặng của người mẹ có thể tăng từ 7kg đến 10kg. Đó là cả sự tăng trưởng của thai nhi và lượng nước ối. Nhưng nếu người mẹ tăng vượt mức đó thì có khả năng sẽ bị tiểu đường thai kỳ, giống như bệnh tiểu đường bình thường.
Tuy người mẹ bị ốm ghén nhưng lại luôn có cảm giác thèm ăn. Nên với việc ăn quá nhiều, khiến cho người mẹ tăng cân. Và lượng mỡ trong cơ thể cũng tăng lên dẫn đến nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ.
Do nhiều lần xét nghiệm đường nước tiểu
Xét nghiệm đường nước tiểu sẽ được làm tại thời điểm khám thai. Xét nghiệm được thực hiện để kiểm tra lượng đường glucose được hấp thu có hòa tan trong nước tiểu của người phụ nữ mang thai hay không.
Khi đường trong máu tăng cao thì carbohydrate trong cơ thể cũng có thể xuất hiện ở nước tiểu. Nên nếu làm xét nghiệm nhiều lần bạn sẽ biết mình có bị tăng đường huyết hay bị tiểu tiểu đường thai kỳ.
Do bị huyết áp cao khi mang thai
Người mẹ trong quá trình mang thai có thể sẽ bị mắc hội chứng tăng huyết áp. Và bệnh tiểu đường có thể khởi phát như là 1 biến chứng tăng huyết áp. Những người bị huyết áp cao có tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường cao hơn gấp 3 lần so với người bình thường. Những bà mẹ đã bị tăng huyết áp ở lần mang thai trước cũng sẽ có nguy cơ bị bệnh cao hơn ở những lần mang thai tiếp theo.
Do di truyền
Bệnh tiểu đường thai kỳ có thể xuất hiện do yếu tố di truyền. Và việc gia đình có yếu tố di truyền bệnh tiểu đường là điều không hiếm gặp. Với những người có yếu tố di truyền thì insulin hoạt động rất yếu. Ngay cả khi người đó có chế độ sinh hoạt lành mạnh cũng có thể bị tiểu đường.
Nên nếu trong gia đình có người bị bệnh tiểu đường thì người phụ nữ mang thai có thể sẽ có yếu tố di truyền. Đó là nguyên nhân của bệnh tiểu đường thai kỳ. Nên khi mang thai người mẹ nên hỏi về yếu tố này và cần nhanh chóng làm các xét nghiệm về lượng đường trong máu.
Do sự rối loạn các chức năng hormone khi sinh con muộn
Sinh con muộn cũng là nguyên nhân có thể dẫn đến bệnh tiểu đường thai kỳ. Người phụ nữ ngoài 35 tuổi sinh con có tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ cao hơn. Độ tuổi từ 35 tuổi đến 40 tuổi là thời điểm chức năng của hormone nữ dễ bị rối loạn. Lúc này insulin vẫn được tiết ra từ tuyến tụy bình thường không có vấn đề gì. Nhưng chính sự rối loạn của hormon nữ làm rối loạn việc tiết insulin.
Do đã từng sinh con nặng cân vào lần mang thai trước
Một đứa trẻ sau khi sinh thường có trọng lượng sơ sinh là 4000 gram. Lý do để khiến cho 1 đứa trẻ phát triển quá mức trong bụng mẹ đó là do hấp thu nhiều tinh chất đường. Hay cụ thể hơn đó là do người mẹ đang ở trong tình trạng đường trong máu tăng cao. Những lần mang thai tiếp theo tình trạng này vẫn có thể được tiếp diễn, bởi người mẹ luôn cần phải truyền nguồn năng lượng cho em bé trong bụng.
Cùng tìm hiểu thêm về:
- Ăn xong buồn ngủ có phải dấu hiệu bệnh tiểu đường?
- Những điều bạn cần biết về nhiễm trùng bàn chân tiểu đường