Chủ yếu nguyên nhân tiểu đường đều xuất phát từ thiếu insulin. Qua tìm hiểu tôi được biết bệnh tiểu đường là một căn bệnh với nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhiều người phát hiện ra bệnh tiểu đường khi nó đã trở thành biến chứng. Chính vì thế nên lệ phí chữa trị là khá cao khi bệnh đã ở thể nặng rồi. Sau đây là một số nguyên nhân tiểu đường mà chúng ta cần tìm hiểu để có biện pháp điều trị và phòng chống.
Nguyên nhân tiểu đường
Gen di truyền là nguyên nhân tiểu đường
Trong gia đình, nếu bố mẹ có tiền sử bệnh tiểu đường tuýp 1 thì khả năng di truyền cho con là khoảng 30%. Nếu gia đình có bố bị tiểu đường thì khả năng con bị di truyền là khoảng 6%. Nếu chỉ duy nhất mẹ thì tỷ lệ di truyền là 4% và 1% khi người phụ nữ trên 25 tuổi. Ở tiểu đường type 1, gen đóng vai trò trong việc gây ra bệnh. Tuy nhiên, gen không phải là nguyên nhân tất cả để gây ra bệnh tiểu đường. Bệnh tiểu đường còn phụ thuộc vào chế độ ăn uống và sinh hoạt.
Môi trường góp phần lớn vào quá trình sinh bệnh nó bao gồm: gen của bố mẹ bạn, nơi bạn sinh ra và lớn lên. Những thực phẩm, lượng thức ăn mà bạn nạp vào cơ thể.
Bỏ bữa sáng
Bữa sáng là một trong những bữa ăn quan trọng nhất nhưng chúng ta lại hay bỏ bữa. Một phần do lối sống ngày càng bận rộn như hiện nay. Tuy nhiên việc để cơ thể rơi vào tình trạng đói liên tục trong một thời gian dài sẽ khiến lượng insulin trong cơ thể bị gián đoạn. Từ đó dẫn đến nguy cơ cao bạn sẽ bị mắc phải bệnh tiểu đường loại 2.
Cơ thể bị mất nước
Cơ thể khi không được cung cấp đủ nước sẽ rơi vào tình trạng mất nước nghiêm trọng và mất nước chính là nguyên nhân gây ra tình trạng đường huyết tăng. Vì lúc này lượng đường có trong cơ thể sẽ được tập trung lại một chỗ mà không được giải phóng. Do đó bạn hãy tập cho mình một thói quen uống đủ nước. Bình thường một người nếu cân nặng khoảng 50 kg thì cần khoảng 1,5 lít nước/ngày.
Không tập thể dục thường xuyên
Dễ thấy nhất chính là các công việc văn phòng, hành chính thường phải ngồi liên tục. Khi ngồi liên tục hàng giờ liền nhưng lại không có chế độ tập luyện thể dục đều đặn. Dễ dẫn đến tình trạng tích tụ mỡ bụng và gây nên bệnh tiểu đường. Vì thế với những công việc có tính chất ngồi thường xuyên thì bạn nên đề ra một kế hoạch để tập thể dục đều đặn.
Sinh hoạt ở nơi thiếu ánh sáng mặt trời
Nếu môi trường bạn sống của bạn thiếu ánh sáng hay cụ thể hơn là thiếu vitamin D cũng gây ảnh hưởng đến cơ thể. Và đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường. Hãy thay đổi môi trường sống và hướng đến nơi có nhiều ánh sáng mặt trời.
Thiếu probiotic
Hay thiếu các vi khuẩn có lợi trong chế độ ăn uống hằng ngày sẽ gây ra hiện tượng đề kháng insulin và dễ mắc phải bệnh tiểu đường. Trong chế độ ăn uống hằng ngày bạn hãy bổ sung thêm probiotic hay các vi khuẩn có lợi cho cơ thể. Các vi khuẩn này dễ dàng tìm thấy ở các loại sữa chua hay sữa đông…
Sử dụng thực phẩm được đựng trong các đồ nhựa
Sử dụng các loại thực phẩm được đựng trong các vật dụng bằng nhựa cũng có khả năng gia tăng bệnh tiểu đường. Các hóa chất có trong các vật dụng bằng sẽ gây nên đề kháng insulin và làm tăng huyết áp.
Các phương pháp điều trị và phòng chống bệnh tiểu đường
Nhận định được mức độ nguy hiểm của căn bệnh tiểu đường. Giúp điều trị kịp thời và chủ động phòng chống bệnh tiểu đường. Sau đây là một số phương pháp giúp bạn điều trị và phòng chống bệnh tiểu đường hiệu quả đã được kiểm chứng.
Điều trị tiểu đường bằng thuốc
Trong bệnh tiểu đường tuýp 1, các tế bào beta tuyến tụy bị hủy hoại nên không tiết ra được insulin cho cơ thể. Lúc này bệnh nhân cần phải được điều trị bằng insulin.
Đối với bệnh tiểu đường tuýp 2, hiện tượng thiếu chất insulin do 3 bất thường giảm insulin. Kháng insulin và tăng sản xuất glucose từ gan. Do đó việc chữa bệnh tiểu đường cần phải dùng các nhóm thuốc hạ đường huyết loại uống làm cho cơ thể tăng sản xuất chất insulin. Làm giảm tình trạng kháng insulin, và ngăn ngừa hiện tượng hấp thụ carbohydrat ở ruột. Mọi chỉ định về dùng thuốc cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sỹ.
Phương pháp tự nhiên không dùng đến thuốc
Kiểm soát chế độ ăn uống cho người tiểu đường
Lên chế độ thức ăn cho người tiểu đường. Người bệnh tiểu đường thì nên ăn gì và kiêng gì? Trong thực đơn của người bệnh tiểu đường nên được bổ sung thêm nhiều loại rau xanh. Như cải xanh, củ cải và trái cây như cam, quýt, bưởi…
Tuy rau củ quả là những thực phẩm có chứa đường. Nhờ được cung cấp nhiều chất xơ có khả năng hỗ trợ cơ thể người bệnh hấp thụ đường chậm nên đảm bảo được lượng đường trong máu luôn được đảm bảo ở mức ổn định.
Ngoài ra vitamin C có trong rau, củ quả sẽ có tác dụng giúp chống lại tình trạng oxy hóa rất hiệu quả. Tăng khả năng miễn dịch của cơ thể.
Bên cạnh ăn nhiều rau củ quả thì người bạn cũng nên ăn kiêng một số loại thực phẩm ngọt như bánh ngọt (có thể sử dụng bánh trung thu dành riêng cho người tiểu đường), nước có ga, sữa (tuy nhiên trên thị trường hiện nay có một số loại sữa dành riêng cho người bị bệnh tiểu đường như Ensure, Vinamik…) và đặc biệt là tinh bột.
Tập thể dục, thể thao đều đặn mỗi ngày
Đây là phương pháp rất hiệu quả nhưng lại khó thực hiện không chỉ với những người bệnh mà còn với những người bình thường. Việc có chế độ tập luyện khoa học và đều đặn sẽ từng bước giảm bớt bệnh tình. Qua đó giúp người bệnh kiểm soát cũng như làm giảm đi những biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra sau này.
Lý do rất đơn giản vì khi tập luyện sẽ giúp làm tăng hàm lượng insulin có trong các tế bào của tuyến tụy. Từ đó dần dần sẽ giải quyết được triệt để bệnh tình.
Thiền, Yoga
Bên cạnh các chế độ tập luyện thông thường thì các liệu pháp trong ngành y học. Như thiền, yoga cũng có tác dụng rất tốt trong việc giúp người bệnh giải tỏa căng thẳng. Giảm stress đồng thời giúp cơ thể họ sản sinh ra insulin và cân bằng được hàm lượng glucose có trong máu.
Chữa bệnh tiểu đường bằng thuốc nam
Có rất nhiều loại cây thuốc nam và một số loại cây gần gũi chúng ta đều có khả năng chữa bệnh tiểu đường hiệu quả. Như dây thìa canh, cây mật gấu, cây mật nhân, cây mướp đắng, lá xoài, hay cây lược vàng… Tất cả các loại cây này đều đã được nghiên cứu rất kỹ về công dụng chữa bệnh tiểu đường.
Ngoài ra kết hợp các liệu pháp y học cô truyền có tác dụng hỗ trợ kiểm soát đường huyết tốt hơn cho người bệnh. Như châm cứu, ấn nguyệt, kích thích huyệt vị…