Nghiên cứu của Nhật Bản đã chỉ ra rằng, việc ăn quá nhanh có thể khiến cơ thể bạn bị “sốc” đường và sinh ra phản ứng kháng insulin – nguyên nhân của bệnh tiểu đường. Việc nhai kỹ, nhai chậm giảm nguy cơ tiểu đường đến 80%
Thông tin từ các chuyên gia
Nhóm nghiên cứu đứng đầu bởi TS.BS Takayuri Yamaji (Đại học Hiroshima, Nhật Bản) vừa phát hiện cách một người ăn uống cũng có thể ảnh hưởng lớn đến nguy cơ mắc bệnh của họ.
Các nhà khoa học đã theo dõi hơn 1.000 nam giới và phụ nữ trung niên trong vòng 5 năm. Ghi nhận lại cách ăn uống của họ và tầm soát bệnh đái tháo đường. Họ được chia làm 3 nhóm: nhóm có thói quen thưởng thức kỹ bữa ăn bằng cách ăn thật chậm rãi, nhóm ăn với tốc độ trung bình và nhóm thường xuyên phải ăn thật nhanh để tiết kiệm thời gian.
Trong 5 năm nghiên cứu, chỉ hơn 2% người thuộc nhóm ăn chậm phát triển hội chứng chuyển hóa. Trong khi tỉ lệ ở nhóm ăn tốc độ trung bình là 6,5%. Có tới 11,6% người ở nhóm ăn nhanh đối mặt với bệnh tiểu đường.
Theo bài báo cáo vừa được trình bày tại Hội nghị khoa học của Hiệp hội Tim mạch Mỹ. Nhóm nghiên cứu lý giải sự khác biệt này là do tốc độ ăn đã ảnh hưởng đến một số mặt hoạt động não bộ.
Trước hết, khi bạn ăn quá nhanh, sẽ đến lúc cơ thể đã đủ lượng cần nạp nhưng bộ não chưa kịp ghi nhận. Và phát tín hiệu “đã no”, khiến bạn vẫn còn cảm giác muốn ăn và sẽ ăn quá nhiều.
Quan trọng hơn, việc nạp nhanh một lượng thực phẩm sẽ làm biến đổi nồng độ glucose trong máu đột ngột. Lâu ngày dẫn đến phản ứng đề kháng insulin – chính là lý do gây ra tiểu đường.
Làm gì để thực hiện được việc ăn chậm, nhai kỹ?
Bình thường, để có hệ tiêu hóa khỏe mạnh, thức ăn rắn nên được nhai tối thiểu 30 – 40 lần. Thức ăn lỏng như cháo, bún mỗi miếng cũng nên nhai khoảng 10 lần. Và nếu cảm thấy khó khăn khi tự kiểm soát nết ăn của mình. Hãy làm theo những lời khuyên dưới đây để giúp ăn chậm, nhai kỹ:
– Dùng đũa để gắp thức ăn.
– Ngồi thẳng và hít thở chậm và sâu khi ăn.
– Dành không gian riêng chỉ để tập trung ăn uống, loại bỏ phiền nhiễu.
– Tự nấu nướng để nâng cao chất lượng bữa ăn hơn.
Để đạt hiệu quả cho việc ăn uống, chúng ta cần ăn những thức ăn ít nước để không nuốt thức ăn quá nhanh mà không kịp nhai kỹ, để nước bọt kịp tiết ra và phát huy khả năng kỳ diệu của nó. Chúng ta có thể uống nước canh sau khi đã ăn cơm xong thay vì đổ nước canh vào cơm.
Vì thế, bạn nên tìm lại thói quen thư thả tận hưởng những bữa ăn ngon lành và đủ dinh dưỡng.