Nhiễm toan ceton đái tháo đường chiếm từ 5% đến 10% tình trạng tử vong vì bệnh đái tháo đường từ nhiều năm nay. Tỉ lệ này luôn tăng theo độ tuổi và phụ thuộc nhiều vào nhiều bệnh lý kết hợp.
Vậy thực chất nhiễm toan ceton là gì, nguyên nhân hình thành và đâu là cách kiểm soát phòng ngừa? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời bạn nhé!
Nhiễm toan ceton đái tháo đường là gì?
Nhiễm toan ceton là 1 biến chứng nghiêm trọng của những bệnh nhân đái tháo đường. Đó là khi cơ thể người bệnh sản xuất quá nhiều acid trong máu, những axit này được gọi là ceton.
Khi xảy ra tình trạng nhiễm toan ceton thì cơ thể sẽ không thể tiết ra đủ insulin để có thể hấp thụ glucose vào tế bào để cung cấp năng lượng cho các hoạt động của cơ thể.
Dấu hiệu nhận biết khi bị nhiễm toan ceton đái tháo đường
Người bệnh đái tháo đường bị nhiễm toan ceton thường có các dấu hiệu nhận biết sau:
- Luôn thấy khát nước, đi tiểu nhiều, tiểu với lượng lớn.
- Cơ thể khó chịu, mệt mỏi, giống như muốn bị bệnh.
- Hơi thở ngắn, đứt quãng, không đều nhịp.
- Lượng đường hoặc mức ceton trong máu tăng.
Nếu người bệnh bắt gặp những dấu hiệu sau thì nên đến gặp bác sĩ:
- Luôn trong tình trạng khó chịu, căng thẳng.
- Luôn muốn nôn mửa, không chịu được mùi thức ăn và chất lỏng.
- Mức nhiễm ceton trong nước tiểu người bệnh ở mức trung bình hoặc cao, không giảm được về mức cho phép.
- Lượng đường trong máu thường xuyên cao hơn mức 300mg/dL hoặc 16,7 mmol/L.
- Gặp nhiều hơn 1 triệu chứng nhiễm toan ceton như buồn nôn, đau bụng, hơi thở ngắn, khát nước, hay lú lẫn…
Nguyên nhân bị toan ceton đái tháo đường
Khi cơ thể không được cung cấp đủ insulin, điều này sẽ khiến cho cơ thể luôn ở trong tình trạng mệt mỏi do đường huyết đã bị ngăn chặn không cho hấp thụ vào tế bào đi nuôi cơ thể. Và đây chính là nguyên nhân khiến tình trạng này xảy ra:
- Khi bạn bị bệnh hay bị nhiễm trùng cơ thể có thể sẽ sản xuất ra một số hormone khác như adrenaline hoặc cortisol. Những hormone này làm ảnh hưởng đến hoạt động của insulin gây nên hiện tượng nhiễm toan ceton.
- Người bệnh tiểu đường trị bệnh bằng insulin hay các lại thuốc kích thích sự tiết insulin cũng là nguyên nhân dẫn đến nhiễm toan ceton.
- Người bệnh bị rối loạn về các hoạt động về thể chất và tâm sinh lý.
- Sử dụng nhiều rượu, bia và có lạm dụng ma túy.
- Thường xuyên sử dụng thuốc lợi tiểu và một số thuốc như corticoid.
Chế độ ăn và điều trị cho người bị toan ceton do đái tháo đường?
Khi nhận biết mình bị nhiễm toan ceton thì người bệnh nên tham khảo ngay ý kiến của bác sĩ để có biện pháp điều trị kịp thời phù hợp với tình trạng bệnh.
Cách điều trị cho người nhiễm toan ceton
Để chuẩn đoán người bệnh đái tháo đường có bị nhiễm toan ceton không các bác sĩ sẽ dùng các kỹ thuật y tế sau:
- Xét nghiệm máu để đo mức độ glucose, mức ceton và acid trong máu
- Điện giải đồ cho bệnh nhân
- Xét nghiệm nước tiểu
- Chụp X- quang
- Điện tâm đồ: đo hoạt động điện của tim
Và để điều trị thì có thể dùng: điện giải, dung dịch bù nước, và tiêm insulin vào tĩnh mạch để bù cho lượng insulin bị giảm.
Chế độ ăn uống của người bị nhiễm toan ceton
Lối sống và chế độ ăn uống khoa học là điều mà người bị nhiễm toan ceton cần làm để đối phó với bệnh:
- Ăn uống lành mạnh để kiếm soát bệnh và có chế độ luyện tập hàng ngày đồng thời uống thuốc theo đơn của bác sĩ để giảm thiểu sự diễn tiến của bệnh.
- Luôn kiểm soát lượng đường và mức độ ceton trong máu, nhất là khi bạn ốm hay bị stress.
- Kiểm soát liều lượng insulin sử dụng.
- Luôn sẵn sàng cho tâm lý sẽ bị nhiễm toan ceton khi có bất cứ thay đổi nào về hàm lượng đường và ceton trong máu.
Cùng tìm hiểu thêm về:
- Rối loạn dung nạp glucose là gì? Nguyên nhân, cách phòng ngừa
- 3 loại thuốc trị tiểu đường tốt nhất hiện nay