Nhiễm trùng bàn chân tiểu đường là biến chứng thường gặp nhất và đáng sợ nhất với những người mắc bệnh tiểu đường. Vậy biến chứng nhiễm trùng bàn chân có dấu hiệu như thế nào, có cách nào để phòng ngừa không? Ở bài viết này sẽ giúp bạn trả lời cho những thắc mắc đó.
Dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng bàn chân tiểu đường
Nếu người bệnh tiểu đường bắt gặp những dấu hiệu nhận biết sau đây thì hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám kịp thời:
- Những vết chai cứng, da khô, dày sừng, nứt nẻ hoặc xuất hiện các bọng nước phồng rộp nếu đi giày dép chật, tạo ra sức ép trên bàn chân.
- Xuất hiện vùng da bị ban đỏ, phù nề, sưng tấy, da đổi màu; cảm giác kiến bò hoặc đau.
- Vết thương có chảy dịch, mùi hôi.
- Vết xước chảy máu, chậm liền, vùng da bị tổn thương có xu hướng lan rộng rất nhanh.
Cách điều trị nhiễm trùng bàn chân tiểu đường
Tùy thuộc vào mức độ nhiễm trùng bàn chân mà sẽ có cách điều trị bệnh khác nhau. Dưới đây là 1 số phương pháp thường được dùng để điều trị:
Điều trị bằng thuốc
Thuốc kháng sinh là hướng điều trị đầu tiên cho những bệnh nhân bị nhiễm trùng bàn chân. Với trường hợp nhẹ thì bệnh nhân chỉ cần dùng thuốc kháng sinh khoảng 1 đến 2 tuần ở nhà. Nhưng nếu bệnh tình diễn tiến nặng thì phải nhập viện. Nếu bị nhiễm trùng mô mềm sẽ cần 2 đến 3 tuần điều trị bằng kháng sinh dạng tiêm. Còn nếu là viêm tủy xương thì cần điều trị 4 – 6 tuần.
Cấy ghép da
Đây là phương pháp giúp cho những vết thương mau lành và được áp dụng cho những bệnh nhân không thể điều trị bằng phương pháp thông thường nữa. Phương pháp này đòi hỏi sự công phu của bác sĩ, sự kiên trì của người bệnh vì phải mổ nhiều lần để thực hiện.
Điều trị bằng phẫu thuật
Bệnh nhân tiểu đường sẽ được điều trị bằng phẫu thuật nếu viết nhiễm trùng đang lan rộng và bị hoải tử vùng lớn. Phương pháp này giành cho những bệnh nhân bị nặng và các phương pháp kể trên đều không có tác dụng. Lúc này người bác sĩ sẽ:
- Bước đầu tiên là cắt lọc mô nhiễm trùng, cắt bỏ những chỗ xương bị viêm nhiễm.
- Cấy ghép để nối, tạo hình động mạch nuôi bàn chân để giảm thiểu tối đa tỷ lệ bị cắt cụt chi. Đây là phương pháp đòi hỏi kỹ thuật và chi phí đều rất cao, không phải bệnh nhân nào cũng đủ điều kiện thực hiện.
- Cắt cụt chi – có thể nói đây là cách cuối cùng với những vết thương nhiễm trùng nặng các biện pháp trên không còn hiệu quả.
Cách phòng ngừa nhiễm trùng bàn chân tiểu đường
Để giảm thiểu hậu quả của biến chứng thì người bệnh cần có biện pháp để ngăn ngừa. Cụ thể thì người bệnh tiểu đường cần:
- Thường xuyên kiểm tra bàn chân bằng quan sát và cảm nhận bằng tay. Nếu có những vết mụn nước, chầy xước, đỏ đau… thì nên thăm khám bác sĩ từ 3 tháng đến 6 tháng định kỳ để điều trị.
- Luôn giữ cho bàn chân được khô ráo, và không nên rửa chân quá nhiều lần trong ngày.
- Kiểm tra nhiệt độ nước trước khi tắm, không nên dùng nước quá nóng để ngâm hoặc rửa chân.
- Thường xuyên cắt móng chân, thời điểm cắt tốt nhất là sau khi tắm, lúc này móng mềm dễ cắt. Khi cắt cần cẩn thận tránh bị xước, hoặc cắt quá sát da chân.
- Chọn dép, tất phù hợp, thoải mái, không nên đi chân đất kể cả ở trong nhà hay ngoài trời.
- Tập thói quen luôn vận động, tập thể dục cho bàn chân và các ngón chân.
- Bỏ thuốc lá.
Cùng tìm hiểu thêm về: