Tiểu đường là căn bệnh để lại rất nhiều biến chứng, kéo theo các bệnh lý đi kèm. Tuy nhiên , rất ít người lưu tâm đến những biến chứng tiểu đường ở răng. Cùng chúng tôi tìm hiểu về điều này nhé!
Tiểu đường và mối tương quan đến những vấn đề răng miệng
Người bị bệnh tiểu đường có nguy cơ mắc các vấn đề về sức khỏe răng miệng cao hơn. Những người không kiểm soát chặt chẽ lượng đường trong máu dễ mắc bệnh về nướu.
Vi khuẩn gây sâu răng sử dụng đường trong răng. Khi lượng đường trong máu của bạn quá cao do chế độ ăn uống chứa quá nhiều đường hoặc tinh bột, sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây sâu răng.
Đặc biệt những bệnh nhân tiểu đường hút thuốc có nguy cơ gặp các vấn đề răng miệng cao hơn so với những người bệnh không hút thuốc.
Theo Viện Y tế Quốc gia, có hơn 400 loại thuốc gây ra khô miệng. Bao gồm các loại thuốc thường được sử dụng để điều trị đau thần kinh tiểu đường hoặc bệnh thần kinh.
>>> Có thể bạn quan tâm: Những biến chứng tiểu đường thai kỳ mẹ bầu nên lưu ý
Biểu hiện biến chứng tiểu đường ở răng
Bệnh răng miệng ở người bệnh tiểu đường không phải lúc nào cũng có triệu chứng cụ thể. Tuy nhiên, một số triệu chứng có thể chỉ ra bao gồm:
- Chảy máu nướu, đặc biệt là khi bạn đánh răng hay xỉa răng
- Hàm răng không ăn khớp với nhau (hoặc “răng khấp khểnh”)
- Hôi miệng kéo dài, thậm chí sau khi đánh răng
- Lợi bị tách ra khỏi răng, có thể làm cho răng của bạn trông dài hơn hoặc lớn hơn
- Răng vĩnh viễn lung lay
- Đỏ hay sưng nướu.
Ngăn ngừa biến chứng răng miệng ở người tiểu đường như thế nào?
Cách tốt nhất để ngăn ngừa biến chứng tiểu đường ở răng là kiểm soát tốt lượng đường huyết. Nếu không thể kiểm soát đường huyết của mình thông qua chế độ ăn uống, thuốc hoặc insulin. Hãy kiểm tra đường huyết thường xuyên và thông báo cho bác sĩ.
Hãy chăm sóc răng cẩn thận bằng cách thường xuyên đánh răng và khám nha khoa. Có thể khám thường xuyên hơn nếu nah sĩ nhận định điều đó là cần thiết. Nếu nhận thấy bất kỳ dấu hiệu cảnh báo nào, hãy tìm đến nha sĩ ngay lập tức.
Kiểm tra miệng để phát hiện các bất thường hàng tháng. Kiểm tra này bao gồm phát hiện các khu vực bị khô hoặc mảng trắng trong miệng của bạn. Khu vực bị xuất huyết cũng cần phải chú ý.
Nếu cần phải thực hiện một thủ thuật nha khoa mà mất kiểm soát lượng đường trong máu. Hãy hoãn thực hiện thủ thuật này lại nếu đây không phải trường hợp khẩn cấp. Nguyên nhân là do nguy cơ bị nhiễm trùng sau thủ thuật sẽ gia tăng nếu lượng đường trong máu của bạn quá cao.
>>> Có thể bạn quan tâm: Những điều bạn cần biết về biến chứng gan của bệnh tiểu đường
Chưa biến chứng tiểu đường ở răng như thế nào?
Phương pháp điều trị cho tình trạng sức khỏe răng miệng liên quan đến bệnh tiểu đường phụ thuộc vào tình trạng và mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Chúng ta có thể được điều trị bằng một thủ thuật gọi là cạo vôi răng và làm láng gốc răng. Đây là một phương pháp lấy vôi răng dưới nướu, cho phép lấy vôi răng từ trên và dưới nướu. Nha sĩ cũng có thể kê toa thuốc kháng sinh.
Trong một số ít trường hợp, những người mắc bệnh về nướu răng có thể cần phải phẫu thuật nướu. Cách này có thể ngăn ngừa mất răng.
Hãy chú ý đến những vấn đề về răng miêng hơn nếu bạn mắc bệnh tiểu đường. Hi vọng bài viết về biến chúng tiểu đường ở răng của chúng tôi có thể giúp bạn hiểu hơn về vấn đề này.