Phụ nữ trong giai đoạn thai kỳ thường có rất nhiều mối lo. Một trong số đó chính là tiểu đường thai kỳ. Vậy những biến chứng tiểu đường thai kỳ là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Khái quát thông tin về tiểu đường thai kỳ
Theo thống kê hiện tại, cứ 7 phụ nữ mang thai lại có 1 người phải đối mặt với chứng tiểu đường thai kỳ. Tiểu đường thai kỳ thường không có biểu hiện rõ ràng. Chính vì thế, nếu không được phát hiện và kiểm soát tốt, bệnh sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.
Thai nhi lớn và phát triển nhờ vào nội thiết tố đặc biệt do nhau thai tạo ra. Đôi khi những nội tiết tố này cũng sẽ gây một số rủi ro như tình trạng kháng insulin ở mẹ bầu. Mức độ đường trong máu an toàn khi mức insulin và đường huyết cùng đạt chuẩn. Trong trường hợp mắc tiểu đường thai kỳ, lượng đường máu không còn được insulin kiểm soát. Do đó, ta cần giảm lượng đường và tăng lượng insulin trong máu.
>>> Có thể bạn quan tâm: Mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ sau sinh có hết không?
Nhóm thai phụ có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ cao
Một số đối tượng thai phụ có nguy cơ mắc tiểu đường cao có thể kể đến như thừa cân (chỉ số cơ thể BMI vượt quá 30). Hoặc, từng bị tiểu đường từ lần mang thai trước. Trường hợp thai phụ có đường trong nước tiểu; gia đình có tiền sử bệnh tiểu đường.
Khi khám thai kỳ, nhiều thai phụ sẽ được khuyên làm xét nghiệm chẩn đoán tiểu đường thai kỳ sớm. Thông thường, những thai phụ đó có các yêu tố như: từng sinh con thừa cân (quá 4kg); bị thai lưu không nguyên do; từng sinh con dị tật; người mẹ bị tăng huyết áp hoặc mang thai khi đã trên 35 tuổi.
>>> Có thể bạn quan tâm: Bị tiểu đường thai kỳ có sinh thường được không?
Phát hiện tiểu đường thai kì như thế nào
Khoảng tuần 20 của thai kỳ, quá trình và hoạt động liên quan đến việc sản sinh insulin đều bị ảnh hưởng bởi nội tiết tố sinh sản. Vì thế kiểm tra sàng lọc tiểu đường thai kỳ được yêu cầu theo định kỳ đối với phụ nữ mang thai dù họ có tiền sử bệnh hay không. Thời điểm xuất hiện bệnh thông thường từ tuần mang thai thứ 24-28. Mặc dù vẫn có thể có những triệu chứng vài tuần trước hoặc sau giai đoạn này.
Các biểu hiện có thể kể đến như:
- Thường xuyên khát nước; thức giấc giữa đêm để uống nước thật nhiều.
- Thai phụ tiểu nhiều hơn so với các phụ nữ mang thai bình thường khác.
- Vùng kín bị nhiễm nấm
- Các vết thương, trầy xước hoặc vết đau khó lành.
- Sụt cân nặng và mệt mỏi, thiếu năng lượng và kiệt sức.
Các biến chứng tiểu đường thai kỳ thường gặp
Hiện nay việc điều trị bằng insulin đã giảm nguy cơ biến chứng tiểu đường thai kỳ. Tuy nhiên vẫn còn liên kết với một số nguy cơ gia tăng của các yếu tố bất lợi. Ví dụ như: tiền sản giật, bệnh tiểu đường ketoacidosis, bệnh thận nặng lên, bệnh võng mạc nặng lên, đa ối,…
Biến chứng tiểu đường thai kỳ gây ảnh hưởng đến thai nhi. Có thể kể đến: sẩy thai; thai chết lưu không rõ nguyên nhân; tử vong chu sinh vào khoảng 2-5%. Nhiều trường hợp thai nhi bị dị tật bẩm sinh, có thể chiếm tới 50% gây ra tử vong chu sinh. Một số trường thai nhi trong tử cung tăng trường bất thường. Trẻ sau sinh có thể bị biến chứng. Bao gồm hội chứng suy hô hấp, hạ đường huyết, hạ canxi máu, chứng tăng hồng cầu và tăng bilirubine máu.
Thai phụ cần đi khám thai định kỳ để phát hiện sớm biến chứng tiểu đường thai kỳ.. Mỗi lần khám nên làm các xét nghiệm máu và nước tiểu. Khi thấy cơ thể có các dấu hiệu khác lạ hãy đi khám ngay để được phát hiện bệnh sớm nhất có thể.