Bệnh tiểu đường là một căn bệnh mãn tính ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn thế giới. Bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Như mù lòa, suy thận, bệnh tim và nhiều bệnh nghiêm trọng khác. Vậy cách phòng bệnh tiểu đường như thế nào? Rất đơn giản với những thói quen nên thực hiện hàng ngày.
Lý do cần phải biết cách phòng ngừa bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) một trong những rối loạn phổ biến nhất hiện nay. Bệnh tiểu đường là rối loạn chuyển chất bột đường gây tăng đường huyết mãn tính, hậu quả của sự thiếu hụt hoặc giảm insulin hoặc kết hợp cả hai.
Hầu hết chúng ta đều nắm rõ triệu chứng của bệnh tiểu đường như khát nước, mệt mỏi, thường xuyên đói, khát nước, giảm cân đột ngột, rối loạn chức năng tình dục, vết thương chậm lành….
Còn nguyên nhân của bệnh tiểu đường hiện nay vẫn chưa được xác định rõ ràng. Theo các nhà khoa học, có thể là do mối quan hệ gia đình, (nếu cha mẹ bị tiểu đường thì con của họ sẽ dễ bị tiểu đường hơn), lối sống (bao gồm chế độ ăn uống, luyện tập, thói quen sinh hoạt…)
Vì thế, chúng ta phải biết phòng bệnh từ trong cuộc sống hàng ngày để không mắc căn bệnh. Bệnh có gánh nặng tử vong và tàn phế rất cao, điều trị tốn kém. Nếu được phát hiện sớm, việc điều trị rất đơn giản với chi phí ít tốn kém.
Phòng bệnh tiểu đường trước khi lượng đường và insulin trong máu lên quá cao sẽ giúp bạn tránh được nhiều biến chứng nguy hiểm. Bằng cách duy trì chế độ ăn uống lành mạnh kết hợp với vận động thường xuyên.
Cách phòng tránh tiểu đường bằng chế độ ăn uống lành mạnh
Hạn chế đường và tinh bột
Chế độ ăn có các thực phẩm nhiều đường có thể đẩy nhanh tiến triển bệnh ở những người đã mắc tiền tiểu đường. Cơ thể nhanh chóng chuyển hóa các loại thực phẩm này thành các phân tử đường nhỏ. Sau đó các phân tử đường nhỏ hấp thụ vào máu. Sự tăng hàm lượng đường trong máu sẽ kích thích tuyến tụy sản xuất insulin – một loại hormone giúp kiểm soát lượng đường.
Bạn hãy thay thế các loại thức ăn này bằng các loại thực phẩm ít ảnh hưởng tới đường huyết hơn có thể giúp giảm nguy cơ mắc tiểu đường.
Người bệnh tiểu đường hoàn toàn vẫn có thể ăn những thực phẩm chứa tinh bột như bánh mì. Các loại hạt ngũ cốc, mì và các loại củ quả như ngô, khoai tây, giúp cung cấp carbohydrate, vitamin, khoáng chất và chất xơ. Một bữa ăn chuẩn cho người bệnh tiểu đường nên có lượng tinh bột cân bằng với các thực phẩm khác theo tỉ lệ 50% carbohydrate (lượng tinh bột bằng 50-60% của người bình thường). 30% chất béo và 20% chất đạm.
Thực hiện ít tinh bột có thể giúp bạn tránh mắc bệnh tiểu đường. Mặc dù nhiều chế độ ăn khác có thể giúp bạn giảm cân. Chế độ ít tinh bột được chứng minh là giúp giảm đường huyết và insulin. Tăng độ nhạy với insulin của tế bào và giảm các nguy cơ mắc tiểu đường khác.
Phòng bệnh tiểu đường bằng cách ăn nhiều chất xơ
Ăn nhiều chất xơ rất có lợi cho sức khỏe đường ruột và giúp kiểm soát cân nặng hợp lý. Ăn nhiều chất xơ giúp giữ lượng đường trong máu và insulin ở mức thấp.
Đậu lăng: thuộc cây họ đậu, nhiều màu sắc, giàu chất xơ và protein. Chất xơ chiếm đến 40% trong thành phần carbohydrate. Giúp hạ thấp lượng đường huyết.
Các loại đỗ (đỗ xanh/đỗ đen): Tinh bột trong các loại đỗ là lợi khuẩn đường ruột.
Trà atiso: Atiso mềm, có hương vị thơm ngon, và giàu chất xơ. Còn chứa magiê, kali, và axit folic, vitamin C có tác dụng hạ huyết áp.
Bỏng ngô: Trong 3 cốc bỏng ngô chứa hơn 3g chất xơ. Bỏng ngô không chứa cholesterol và chất béo. Hàm lượng calo thấp, và có chỉ số đường huyết thấp.
Quả bơ: Thành phần của quả bơ rất dồi dào chất xơ, chất béo omega 3 hữu ích cho sức khỏe tim mạch.
Đậu Hà Lan: Việc tách hạt đậu Hà Lan rất tốt. Đậu Hà Lan nấu chín chứa 16,3g chất xơ.
Bông cải xanh: Bông cải xanh còn giàu vitamin C, K, kali, khoáng chất, và axit folic.
Quả mọng: Trong một số loại quả mọng như dâu có vị ngọt, nhiều chất xơ, chất chống oxy hóa, và nhiều dưỡng chất khác.
Quả lê: 1 quả lê chứa 7g chất xơ, vitamin C, kali.
Cháo bột yến mạch: Có chất xơ beta-glucan bổ sung insulin cho người mắc bệnh tiểu đường. Tác dụng hạ huyết áp, giảm nồng độ cholesterol, tốt cho quá trình tiêu hóa.
Hạn chế thức ăn nhanh
Một bước cần thiết để cải thiện sức khỏe là giảm thiểu mức tiêu thụ thực phẩm chế biến sẵn. Thức ăn nhanh gây ra nhiều vấn đề sức khỏe bao gồm bệnh tim, béo phì và tiểu đường.
Nhiều nghiên cứu cho thấy cắt giảm thực phẩm chế biến sẵn có chứa nhiều dầu thực vật. Ngũ cốc chế biến sẵn và các chất phụ gia giúp làm giảm nguy cơ mắc tiểu đường. Chế độ ăn chứa nhiều thức ăn chế biến sẵn làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường lên tới 30%.
Phòng bệnh tiểu đường nhờ nước lọc
Nước lọc là loại nước giải khát tự nhiên nhất. Uống nước nhiều và thường xuyên sẽ giúp bạn hạn chế tối đa sử dụng các loại đồ uống chứa nhiều đường, chất bảo quản và các thành phần gây tiểu đường khác.
Các loại đồ uống có đường như soda hay cocktail có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Gây ra bệnh tiểu đường tự miễn tiềm ẩn (LADA) ở người trưởng thành.
Các loại đồ uống có chất làm ngọt nhân tạo hay nước trái cây đều không tốt cho phòng ngừa bệnh tiểu đường.
Ngược lại, uống nhiều nước có thể giúp kiểm soát đường huyết và tăng độ nhạy insulin.
Phòng bệnh tiểu đường bằng cà phê hoặc trà
Mặc dù nước nên là thức uống chính của bạn. Nghiên cứu cho thấy rằng uống cà phê hoặc trà có thể giúp bạn tránh mắc bệnh tiểu đường.
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng uống cà phê ở mức vừa phải hàng ngày giúp giảm nguy cơ bệnh tiểu đường tuýp 2 từ 8–54%. Một số nghiên cứu khác cho thấy uống trà và cà phê cũng cho hiệu quả tương tự ở những người quá cân.
Cà phê và trà có chứa các chất chống oxy hóa được gọi là polyphenol. Nó giúp bảo vệ chống lại bệnh tiểu đường. Ngoài ra, trà xanh có chứa một hợp chất chống oxy hóa độc đáo gọi là epigallocatechin gallate (EGCG) đã được chứng minh là làm giảm lượng đường trong máu và tăng độ nhạy insulin.
Phòng bệnh tiểu đường bằng chế độ sinh hoạt
Tập thể dục
Tập thể dục giúp phòng bệnh tiểu đường . Làm cơ thể sẽ cần ít insulin hơn để điều chỉnh lượng đường trong máu ở mức độ hợp lý. Hơn nữa, việc tập luyện thường xuyên sẽ giúp cải thiện tác dụng và chức năng của insulin nếu bệnh nhân đốt hơn 2.000 calo mỗi tuần.
Tập thể thao với cường độ nhẹ nhàng giúp tăng độ nhạy với insulin của tế bào lên 51%, tập thể thao cường độ mạnh giúp tăng tới 85%. Tuy nhiên, ảnh hưởng này chỉ xảy ra vào những ngày người đó tập thể dục.
Các bài tập như aerobic. Tập thể hình cường độ cao và rèn luyện cơ bắp được chứng minh là có khả năng giảm kháng insulin. Giúp giảm đường huyết ở bệnh nhân quá cân, béo phì và tiền tiểu đường. Bạn hãy chọn những hình thức tập luyện mình thích, có thể thực hiện thường xuyên và lâu dài.
Tránh tình trạng để bản thân thụ động
Nếu bạn không hoặc ít hoạt động thể chất và ngồi suốt ngày, điều này sẽ dẫn tới một lối sống ít vận động và làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường. Một phân tích của 47 nghiên cứu cho thấy rằng những người có lối sống ít vận động có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn 91%.
Thay đổi lối sống thụ động không hề khó. Bạn có thể làm những việc đơn giản như đứng lên, ra khỏi bàn và đi bộ trong vài phút mỗi giờ. Bạn cũng nên đặt ra mục tiêu thực tế, ví dụ như đứng lên khi nói chuyện trên điện thoại hoặc đi cầu thang thay vì đi thang máy.
Kiểm soát stress
Căng thẳng là một trong những nguyên nhân góp phần gây ra bệnh tiểu đường, vì vậy hãy học cách kiểm soát stress. Ngồi thiền và các bài tập thở sẽ giúp bạn thư giãn hơn.
Ngủ đủ
Đảm bảo bạn ngủ đủ giấc mỗi ngày. Nghiên cứu cho thấy những người thiếu ngủ có khả năng mắc bệnh tiểu đường cao hơn.
Một số lưu ý khác để phòng bệnh tiểu đường
Giảm cân
Phần lớn những người bị bệnh tiểu đường tuýp 2 là những người thừa cân hoặc béo phì. Hơn nữa, những người bị tiền tiểu đường có xu hướng tích mỡ thừa ở vùng bụng xung quanh những cơ quan nội tạng như gan. Chất béo này được gọi là chất béo nội tạng. Chất béo nội tạng dư thừa thúc đẩy tình trạng viêm và kháng insulin, làm tăng đáng kể nguy cơ mắc tiểu đường.
Chỉ cần giảm một ký cũng có thể giúp bạn giảm nguy cơ mắc tiểu đường. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng càng giảm cân nhiều thì lợi ích đối với phòng ngừa tiểu đường càng lớn.
Nếu có thể giảm trọng lượng cơ thể tới mức hợp lý, bệnh nhân có thể giảm tối đa 96% nguy cơ mắc tiểu đường.
Bỏ thuốc lá
Hút thuốc gây ra nhiều bệnh nghiêm trọng như bệnh tim, ung thư phổi, vú, tuyến tiền liệt và đường tiêu hóa.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng hút thuốc làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường tới 44% ở những người hút thuốc ở mức trung bình. Giảm 61% ở những người hút hơn 20 điếu mỗi ngày. Những người hút thuốc thụ động cũng có nguy cơ bị tiểu đường tuýp 2.
Những nam bệnh nhân tiểu đường cũng chỉ ra sau khi bỏ thuốc 5 năm, nguy cơ mắc bênh này giảm 13% và sau 20 năm.
Bổ sung vitamin D
Vitamin D rất quan trọng trong việc kiểm soát đường huyết. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người thiếu vitamin D có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường rất cao.
Phần lớn các tổ chức về sức khỏe khuyên lượng vitamin D trong máu nên được duy trì ở mức 30 ng/ml (75 nmol/l). Những người có hàm lượng vitamin D trong máu cao sẽ giảm nguy cơ mắc tiểu đường tới 43%.
Khi thiếu hụt vitamin D uống bổ sung vitamin này, chức năng insulin trong các tế bào của họ được cải thiện. Đường huyết cũng được duy trì ở mức lành mạnh và nguy cơ mắc tiểu đường giảm đáng kể. Trẻ em được cung cấp đầy đủ vitamin D cũng giảm 78% nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 1.
Bạn có thể bổ sung vitamin D bằng các loại thức ăn giàu vitamin D như cá có nhiều mỡ, dầu oliu. Tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời ở những thời điểm phù hợp cũng rất có ích.
Đối với nhiều người, bổ sung 2.000-4.000 IU vitamin D mỗi ngày có thể cần thiết để duy trì mức tối ưu.
Một chế độ ăn lành mạnh, lối sống phù hợp và thường xuyên tập thể dục sẽ giúp bạn kiểm soát đường huyết và hàm lượng insulin ở mức độ phù hợp, giúp phòng tránh bệnh tiểu đường.