Đối với bệnh nhân tiểu đường thì việc kiểm soát đường huyết ổn định là vô cùng quan trọng. Người tiểu đường cần nắm rõ cách tự đo đường huyết đúng cách để áp dụng trong kiểm soát bệnh.
Tự đo đường huyết có rất nhiều lợi ích
Nếu tự đo đường huyết, bệnh nhân có thể biết rất nhiều thứ về tình trạng đường huyết của bản thân. Khi có sự hiểu biết sâu sắc hơn về đường huyết như các vấn đề ảnh hưởng đến đường huyết, mối quan hệ của đường huyết với tình trạng bệnh, nội dung điều trị có thể được điều chỉnh phù hợp.
Tự đo đường huyết giúp việc kiểm soát lượng đường trong máu được cải thiện hơn nữa, trong thời gian ngắn sẽ giúp tránh các biến chứng cấp tính như hạ đường huyết và nhiễm toan ceton do tiểu đường và lâu dài sẽ giúp ngăn ngừa sự khởi phát và tiến triển của các biến chứng mãn tính như bệnh võng mạc tiểu đường và bệnh thận do tiểu đường.
Lợi ích của việc tự đo đường huyết (đối với bệnh nhân)
- Bệnh nhân hiểu được mối tương quan giữa lối sống hàng ngày và chỉ số đường huyết trong thời gian thực
- Có thể kiểm soát đường huyết chặt chẽ
- Có thể thực hiện liệu pháp tự tiêm hiệu quả (insulin, incretin)
- Phòng ngừa sự tiến triển của các biến chứng cấp tính và mãn tính
- Giảm số lần đến viện và nhập viện
- Tạo động lực để tăng cường kiểm soát đường huyết tốt
- Hiểu biết rõ hơn về bệnh, động lực điều trị được đẩy mạnh
- Có thể lên kế hoạch mang thai / sinh con an toàn
- Cải thiện chất lượng cuộc sống hàng ngày và có thể chủ động trong cuộc sống
Các bước kiểm tra glucose máu tại nhà
Kiểm tra glucose máu không hề khó khăn như bạn vẫn nghĩ. Điều quan trọng nhất là bạn phải thực hiện đúng kỹ thuật và hướng dẫn của bác sĩ. Khi đo, hãy tuân thủ các bước sau:
- Rửa tay bằng nước ấm và lau khô trước khi đo.
- Lắp kim lấy máu vào ống bút theo hướng dẫn sử dụng.
- Điều chỉnh độ sâu của kim cho phù hợp với loại da của bạn (mỏng, bình thường, dày).
- Lắp que thử vào máy đo glucose máu. Bạn cần lưu ý nhanh chóng đóng lọ que thử để tránh độ ẩm xung quanh tác động đến các que khác.
- Xoa nhẹ đầu ngón tay để máu lưu thông về. Sau đó ấn nhẹ ống bút vào đầu ngón tay. Kim lấy máu sẽ đâm nhẹ và ngón tay của bạn.
- Nhỏ giọt máu vừa xuất hiện lên đúng phần que thử trên máy đo.
- Dùng khăn sạch ấn nhẹ vào ngón tay để cầm máu và đợi vài giây cho máy hiển thị kết quả.
- Ghi chép lại kết quả và vệ sinh dụng cụ theo đúng hướng dẫn.
Đo đường huyết có hiệu quả trong trường hợp nào?
Có thể nói tự đo đường huyết có hiệu quả đối với tất cả những người có đường huyết không ổn định. Đặc biệt, bệnh nhân cần bổ sung insulin (liệu pháp insulin) từ bên ngoài, bất kể là bệnh tiểu đường tuýp 1 hay tuýp 2, việc tự đo đường huyết là không thể thiếu.
Dù bệnh nhân đang điều trị bằng thuốc uống hoặc chỉ điều trị bằng liệu pháp ăn uống, nếu hiệu quả điều trị không được cải thiện, tự đo đường huyết sẽ là một phương tiện hiệu quả để tìm ra nguyên nhân. Ngoài ra, tự đo đường huyết cũng đem lại rất nhiều lợi ích cho bệnh nhân đang hướng đến việc kiểm soát đường huyết chính xác hơn nữa. Với những ý nghĩa như vậy, tự đo đường huyết có thể được coi là một phương tiện hiệu quả cho tất cả những người mắc bệnh tiểu đường.
Trường hợp tự đo đường huyết đặc biệt có hiệu quả
– Những bệnh nhân đang điều trị tự tiêm thuốc
(Cả hai bệnh tiểu đường tuýp 1 và bệnh tiểu đường tuýp 2)
– Khi mang thai hoặc có dự định mang thai
– Khi bị bệnh khác ngoài bệnh tiểu đường (sick day)
– Khi bệnh nhân đang thực hiện liệu pháp insulin chuyên dụng như liệu pháp bơm
– Khi cảm thấy tình trạng bản thân khác với bình thường
Những đề xuất đẩy mạnh hiệu quả việc đo đường huyết
Lấy mẫu máu không làm đau bụng hoặc cánh tay:
Khi lấy mẫu máu để đo, người ta thường lấy ở đầu ngón tay, tuy nhiên trường hợp người đo muốn giảm bớt đau đớn, hãy thử lấy máu ở phần đau ít hơn như lòng bàn tay, phần ngoài phía trên cánh tay, vách bụng.
Cố gắng ghi chú thật nhiều:
Ngoài việc ghi chép lại chỉ số đường huyết, người đo nên ghi chú mọi thứ bản thân nhận thấy. Những ghi chú là một kho tàng các gợi ý để cải thiện kiểm soát tốt hơn.
Nhanh chóng đạt mục tiêu, hạ đường huyết:
Bệnh nhân càng cố gắng đạt được mức đường huyết lý tưởng sẽ có thể dẫn đến hạ đường huyết. Trước khi hạ đường huyết, nên tự đo đường huyết để phát hiện sớm, xử lý kịp thời và kiểm soát tốt hơn.
Đo trước bữa ăn, sau bữa ăn:
Làm thế nào để ức chế sự tăng đường huyết sau bữa ăn chính là chìa khóa để giảm HbA1c. Đo không chỉ trước bữa ăn mà còn sau bữa ăn là cách thức để kiểm soát đường huyết.
Giữ thiết bị đo sạch, bảo quản cẩn thận:
Thiết bị đo cần luôn chính xác. Thiết bị có vết máu bẩn hoặc hạt bụi nhỏ có thể gây ra hỏng hóc và sai lệch kết quả đo. Do đó người đo nên làm sạch sau khi sử dụng. Trường hợp mang theo khi ra ngoài nên bỏ vào túi chuyên dụng.