Người bệnh tiểu đường cần phải ăn uống theo một chế độ ăn “kiêng chất đường”. Những loại trái cây người tiểu đường không nên ăn? Trong trái cây ngọt có chứa nhiều đường fructoza và đường glucoza, khi ăn vào được cơ thể hấp thu ngay, dẫn đến hàm lượng đường trong máu tăng cao nhanh chóng. Do đó người bị bệnh tiểu đường nặng không nên ăn quá nhiều trái cây ngọt.
Người tiểu đường nên ăn hoa quả như thế nào?
Trái cây là những thực phẩm chứa đường tự nhiên rất tốt cho sức khỏe của bệnh nhân tiểu đường. Vì vậy bệnh nhân tiểu đường được khuyên hãy ăn đủ trái cây trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày.
Tuy nhiên, lượng trái cây mà bạn ăn có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Trái cây tươi hoặc trữ đông lạnh tốt hơn trái cây đóng hộp đã qua chế biến và nước ép trái cây tươi. Trái cây đã qua chế biến bao gồm trái cây sấy khô và nước ép trái cây đóng hộp.
Người bệnh tiểu đường không nên ăn hoa quả đã qua xử lý hoặc tẩm thêm đường. Vì nó làm cho lượng đường trong máu bạn tăng nhanh hơn ăn hoa quả tươi. Bên cạnh đó, trong trái cây tươi có chứa rất nhiều vitamin, khoáng chất. Và đặc biệt là chất xơ mà những sản phẩm trái cây công nghiệp không thể sánh bằng.
Các bệnh nhân tiểu đường nên tránh sử dụng cả nước ép trái cây tươi lẫn đóng hộp. Những loại sinh tố trái cây như smoothie với lượng đường cao cũng khiến cho chỉ số đường huyết tăng vọt.
Cũng như rau xanh, bạn nên ăn đa dạng tất cả các loại trái cây để hấp thụ được nhiều loại vitamin và các chất chống oxy hóa. Trái cây vỏ mỏng như táo, lê nên được rửa sạch và ăn nguyên vỏ để lấy được nhiều chất xơ từ vỏ. (nên ngâm trong nước muối sinh lí 10 phút trước khi ăn để rửa sạch dư lượng thuốc trừ sâu).
Những loại trái cây người tiểu đường không nên ăn
Ngoài những loại cái cây mà người tiểu đường nên ăn thì cũng có những loại trái cây người tiểu đường không nên ăn nếu không biết cân đối phù hợp với cơ thể
1. Sầu riêng, mít có nhiều đường
Các tính toán cho thấy, phần thịt của 3 hạt sầu riêng tương đương với lượng đường của 1 lon Cocacola hoặc một bát cơm trắng. Nếu bạn rất thích ăn loại quả này, chỉ nên ăn khoảng 1/2 múi sầu riêng hoặc 2 – 3 múi mít.
2. Trái dứa chín rất ngọt
Dứa là một loại thực phẩm có lượng đường cao, đặc biệt khi chín dễ gây tăng đường huyết. Dù vậy, nhưng xét về góc độ bổ dưỡng thì dứa lại có nhiều lợi ích như giàu vitamin và nguyên tố vi lượng. Đồng thời có khả năng chống viêm tốt. Do vậy, người bệnh có thể ăn với số lượng ít/mỗi lần (nguyên tắc lòng bàn tay).
3. Xoài chín
Trên thực tế, xoài là một quả rất tốt với người tiểu đường. Mặc dù có chứa đường, nhưng người ta tìm thấy trong vỏ xoài xanh có hợp chất giúp insulin hoạt động hiệu quả hơn. Tuy nhiên khi để xoài quá chín sẽ dễ làm tăng đường huyết hơn xoài chưa chín kỹ. Mỗi lần ăn nhiều nhất là 1 má xoài nhỏ và ăn cách xa bữa ăn (có thể thay thế bữa phụ).
4. Chuối chín trứng cuốc
Trong các loại hoa quả, chuối là một loại có vị ngọt hơn hẳn. Nhất là khi chuối chín kỹ (chín trứng quốc) đồng nghĩa với điều này là hàm lượng đường cũng khá cao. Do vậy, người bệnh tiểu đường nếu muốn ăn chuối chỉ nên ăn khoảng 1/2 quả.
5. Vải thiều, nhãn
Vải thiều và nhãn chín chứa hàm lượng đường khá cao và ít chất xơ. Mặc dù bổ dưỡng nhưng người bệnh tiểu đường nên ăn hạn chế. Có thể ăn 1 – vài quả. Nhưng cần ăn quả tươi và ăn vào bữa ăn phụ hoặc cách xa bữa ăn.
Lượng trái cây nên ăn mỗi ngày
Đa phần các hướng dẫn y tế đều khuyên một người bình thường nên ăn 5 khẩu phần trái cây trong ngày. Hướng dẫn này cũng đúng cho người tiểu đường. Bộ Y Tế Hoa Kỳ khuyên chúng ta nên có 3 bữa chính với một nửa khẩu phần là trái cây và rau củ. Những bữa phụ nên ăn trái cây tươi hoặc salad trái cây.
Bệnh nhân tiểu đường nên ăn các loại rau củ không chứa tinh bột trong một nửa bữa chính. Phần còn lại nên chọn những loại ngũ cốc nguyên cám như yến mạch, gạo lứt, bánh mì đen. Các chuyên gia đều khuyên bệnh nhân tiểu đường nên lựa chọn nguồn chất béo tốt như chất béo từ động vật như cá hồi, cá thu, lươn, cá chép và chất béo từ thực vật như trái bơ, hạnh nhân, óc chó. Các loại chất béo này sẽ là “chất nền” giúp cơ thể hấp thụ các vitamin và các chất chống oxy hóa từ trái cây tốt hơn.
Một khẩu phần trái cây tươi là khoảng 150 gam. Nếu bạn ăn trái cây đóng hộp (đã qua xử lý công nghiệp) thì khẩu phần cho phép là khoảng 75 gam. Với trái cây khô như nho khô, mít sấy thì khẩu phần cho phép là 2 thìa canh.
Điều trị tiểu đường là một hành trình gian nan và phức tạp nhất là trong vấn đề ăn uống. Thật khó khăn cho người tiểu đường trong việc lựa chọn thực phẩm vừa đảm bảo dinh dưỡng vừa không ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết. Hy vọng với bài viết này các bạn đã có thể tự giải đáp được câu hỏi “những loại trái cây người tiểu đường không nên ăn?”