Các chuyến đi xa nhà sẽ có rất nhiều thay đổi về sinh hoạt, bữa ăn, khí hậu… Nếu bạn đang mắc bệnh tiểu đường thì cần phải lên một kế hoạch cụ thể để kiểm soát tốt bệnh và đảm bảo sức khỏe trong suốt hành trình. Dưới đây là một số lưu ý khi bệnh nhân tiểu đường đi du lịch
Đừng để quên thuốc điều trị
Đối với bệnh nhân tiểu đường thì cần phải chuẩn bị kĩ càng hơn về thuốc điều trị. Nên chuẩn bị nhiều hơn số lượng thuốc cần dùng để tránh các sự cố xảy ra. Nếu bệnh nhân sử dụng Insulin thì phải chuẩn bị đầy đủ bơm tiêm và lọ insulin. Các loại thuốc cần có nhãn đánh dấu rõ ràng để phân biệt. Nên mang theo các giấy tờ, xét nghiệm liên quan đến bệnh tiểu đường của mình.
Giữ thói quen theo dõi đường huyết
Những cảnh đẹp hay trò chơi thú vị có thể là lý do để bạn bỏ qua nhưng thói quen thường ngày. Sự khác biệt về đồ ăn thức uống và cả mức độ vận động sẽ ảnh hưởng đến lượng đường trong máu của bạn. Chính vì vậy đừng quên mang theo máy thử đường huyết để theo dõi và kiểm soát tốt chỉ số này.
Chú ý chế độ ăn uống
Trước khi ăn, bạn hãy sử dụng những kiến thức của mình để ước tính hàm lượng carbohydrate trong thực phẩm, nhằm xác định món ăn cần thiết vừa đủ đáp ứng cho nhu cầu cơ thể.
Mang theo đồ ăn nhẹ để ăn trong suốt cuộc hành trình. Một số ý tưởng cho bữa ăn nhẹ dễ bảo quản và để được lâu là: trái cây sấy khô, các loại hạt, ngũ cốc, bánh quy giòn, bơ đậu phộng,… Bạn có thể chia chúng ra thành các phần nhỏ và đóng gói. Nếu bạn dùng insulin hoặc các thuốc dễ gây hạ đường huyết thì phải chú ý luôn luôn có nước trái cây hoặc soda bên mình.
Tăng cường vận động
Kỳ nghỉ là một thời gian tuyệt vời để được vận động nhiều hơn ngoài trời, tùy thuộc vào nơi bạn đến, bạn có thể đi bộ, chạy bộ, bơi lội, xe đạp hoặc đi một tour du lịch thám hiểm khác. Hãy nhớ rằng việc vận động thường xuyên hàng ngày sẽ giúp kiểm soát được bệnh tiểu đường và làm chậm tiến trình sinh biến chứng của bệnh.
Chọn giày, dép thoải mái
Bàn chân là nơi chịu nhiều va chạm nhất trên cơ thể. Vì vậy phải luôn được bảo vệ bằng cách mang giày phù hợp và vừa chân. Cẩn thận không đi chân đất, đặc biệt là trên vỉa hè nóng, cát nóng tại bãi biển, hoặc các vị trí không bằng phẳng có nhiều vật cản gồ ghề. Đảm bảo kiểm tra bàn chân của bạn hàng ngày để phát hiện những tổn thương sớm nhất. Luôn mang theo ít nhất 2 đôi giày phòng trong các trường hợp ẩm ướt.
Một chuyến đi sẽ trở nên hoàn hảo nếu bạn vừa được thư giãn. Khám phá những điều mới mẻ, lại vừa đảm bảo được sức khỏe của mình.
Những chú ý khác
+ Bệnh nhân nên tránh để cơ thể mất nước trên các chuyến bay dài. Khi máy bay di chuyển ở vùng khí áp thấp, độ ẩm trên máy bay thường thấp hơn độ ẩm dưới mặt đất. Vì thế cơ thể dễ bị khô và mất nước nếu bệnh nhân không cung cấp đủ nước cho cơ thể. Do đó, bệnh nhân có thể mắc triệu chứng huyết khối tĩnh mạch sâu. Có thể dẫn đến thuyên tắc phổi và gây tử vong.
+ Do người bệnh tiểu đường thường có hệ miễn dịch suy giảm. Vì thế nên tiêm phòng khi đến những nơi cần thiết.
Tóm lại, việc bệnh nhân tiểu đường tự quản lý và kiểm soát bệnh khi đi du lịch không có điểm gì quá đặc biệt. Cơ bản bệnh nhân nên chú ý cân nhắc ăn uống uống hợp lý và cân bằng thực phẩm. Tránh tình trạng lười vận động, ngăn ngừa và đối phó với tình trạng hạ đường huyết có thể xảy ra. Chuyến du lịch sẽ trở nên hoàn hảo nếu người bệnh vừa được thư giãn. Khám phá những điều mới mẻ và bảo đảm được sức khỏe của mình.
Chuẩn bị đồ đạc sẵn sàng để đi du lịch
Giấy tờ cần thiết
Bệnh nhân cần chuẩn bị sẵn các giấy tờ tùy thân. Nên tự trang bị thêm thẻ ghi rõ mình bị mắc tiểu đường, tên, thông tin liên lạc, bệnh viện, thuốc đang dùng…để phòng trường hợp bệnh nhân bị hôn mê do hạ đường huyết.
Bệnh nhân cũng cần soạn trước một bản nội dung điều trị tiểu đường bằng tiếng anh. Để phòng trường hợp khi cầm insulin theo mình phải xuất trình giấy tờ để làm thủ tục kiểm tra an ninh trước khi lên máy bay.
Thuốc và insulin
Bệnh nhân tiểu đường hãy chắc chắn mang thuốc, insulin dự phòng. Ngoài ra, bên cạnh thuốc điều trị bệnh tiểu đường. Mọi người cần mang những loại thuốc thường ngày hay sử dụng như thuốc cảm, thuốc dạ dày. Vì khi bệnh nhân tiểu đường đi du lịch xa, sức khỏe có thể bị ảnh hưởng. Đặc biệt khi du lịch ở nước ngoài, khó có thể mua những loại thuốc này nên bệnh nhân nên chuẩn bị đầy đủ những loại thuốc cần thiết giúp bảo vệ sức khỏe.
Ngoài ra, cần chú thích rõ đối với những loại thuốc hay sử dụng khi ngất đi để giúp công tác sơ cứu hiệu quả hơn.
Vật dụng y tế
Bên cạnh mang đủ thuốc, để an toàn hơn, bệnh nhân có thể mang nhiều vật phẩm y tế hơn. Như kim tiêm, giấy thử đo lượng đường trong máu, máy đo đường huyết. Ngoài ra, bệnh nhân cũng nên chuẩn bị glucose và kẹo để tránh trường hợp hạ đường huyết.
Những vật dụng này và thuốc nên được bệnh nhân mang theo người. Đặt trong một chiếc túi nhỏ hoặc túi xách cầm tay để khi xảy ra các vấn đề sức khỏe có thể đối phó ngay lập tức.
Vật dụng hàng ngày
Bệnh nhân hãy chuẩn bị đôi giày thường mang hàng ngày để đi du lịch. Do đối với người bệnh đã gặp biến chứng rối loạn thần kinh tiểu đường. Những vấn đề về bàn chân rất dễ xảy ra nên cần đặc biệt chú trọng.
Một điều không kém phần quan trọng là bệnh nhân nên thiết lập lịch trình vui chơi phù hợp với thể trạng của bản thân.