Xây dựng chế độ ăn uống, uống thuốc cần được thực hiện đúng cách để đạt hiệu quả cao trong hỗ trợ điều trị tiểu đường cho người bệnh. Những lưu ý khi chăm sóc người bệnh tiểu đường thường xảy ra nhất sẽ giúp bạn có một kế hoạch chăm sóc sức khỏe cho người bệnh tiểu đường toàn diện nhất.
Tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục giúp giảm kháng insulin, giảm đường máu, kiểm soát cân nặng và phòng ngừa bệnh tim mạch hiệu quả. Các môn thể thao mà bạn nên tập mỗi ngày là đi bộ, bơi lội, khiêu vũ, đạp xe, …
Người bệnh nên tập thể dục ít nhất ba lần một tuần với khoảng 30 – 45 phút mỗi lần. Nếu kế hoạch tập luyện vừa mới bắt đầu bạn có thể điều chỉnh thời gian tập luyện ít hơn sau đó tăng dần và duy trì trong khoảng thời gian cố định
Chế độ ăn uống khoa học
Người bệnh tiểu đường type 2, type 1 cần giảm bớt thực phẩm chứa nhiều tinh bột, nhiều dầu mỡ. Thay vào đó, người bệnh cần bổ sung thực phẩm giàu chất xơ từ rau xanh. Vì vậy, trong thực đơn ăn uống hàng ngày, bạn nên ưu tiên các món ăn có rau xanh, ít muối, ít dầu mỡ.
Với tinh bột, bạn có thể nấu gạo lứt cho người thân của mình thay vì gạo tẻ thông thường. Cá cũng là một thực phẩm rất tốt cho người bệnh tiểu đường. Mỗi tuần, bạn có thể nấu khoảng 2 bữa cá, đan xen với các món mặn từ thịt gia cầm bỏ da, thịt nạc.
Có một số mẹo ăn uống mà bạn có thể áp dụng cho người thân để giúp họ giảm đường huyết tốt hơn, chẳng hạn như:
Luôn bắt đầu bữa ăn bằng 1 bát nhỏ rau luộc.
• Ăn chậm, ăn đúng giờ.
• Không ăn quá no.
• Không nằm ngay sau khi ăn
Theo dõi việc sử dụng thuốc
Để vừa kiểm soát đường huyết và ngăn ngừa các biến chứng, người bệnh rất có thể phải sử dụng rất nhiều loại thuốc khác nhau: hạ đường huyết, huyết áp, mỡ máu, kháng sinh, tiêm insulin, … Và đã sử dụng thuốc Tây đồng nghĩa với việc bạn có thể gặp phải tác dụng trong quá trình sử dụng lâu dài.
Cần sử dụng thuốc đúng liều lượng và đúng thời gian thì đường huyết mới ổn định. Tránh bỏ liều thuốc hoặc sử dụng quá liều đều không tốt cho sức khỏe người bệnh.
Chăm sóc bàn chân người bệnh tiểu đường
Nguy cơ biến chứng bàn chân ở người tiểu đường là rất cao. Vết thương có thể dẫn đến nhiễm trùng, loét nặng dẫn đến cắt cụt chi. Chăm sóc bàn chân người tiểu đường bằng cách rửa chân với nước ấm, giữ chân khô ráo hằng ngày.
- Giúp người bệnh kiểm tra những vị trí khó quan sát trên bàn chân.
- Chọn giày tất mềm mại cho người bệnh.
Xử trí khi bị hạ đường huyết đột ngột
Bên cạnh việc tăng đường đột ngột, người bệnh tiểu đường cũng thường xuyên bị hạ đường huyết. Do đó cần biết cách xử trí tránh những ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng người bệnh.
Dấu hiệu của hạ đường huyết bao gồm: đổ mồ hôi, run rẩy, đói, mệt, choáng váng… Nếu thấy dấu hiệu này, bạn cần cho người bệnh uống nước đường hoặc ăn 1 vài chiếc kẹo hay nửa ly nước ép trái cây. Trường hợp bệnh nhân đã bị ngất, cần gọi ngay cấp cứu.
Trên đây là các hướng dẫn cơ bản nhất giúp bạn và người thân chăm sóc người bệnh tiểu đường hiệu quả.
>> Xem thêm: Nguyên nhân và cách chăm sóc bàn chân cho người bệnh tiểu đường