Lá lốt được biết đến là một loại rau gia vị thơm ngon chế biến được nhiều món ăn, nó cũng là vị thuốc quý trong dân gian có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường. Bài viết dưới đây, Tieuduong.net chia sẻ những kinh nghiệm và lưu ý khi điều trị tiểu đường bằng lá lốt.
Công dụng của lá lốt trong việc điều trị tiểu đường
Lá lốt có tên gọi khác là Tất bát, thuộc họ Hồ tiêu; tên khoa học là Piper lolot. Từ xa xưa, lá lốt được các thầy thuốc sử dụng kết hợp trong các bài thuốc điều trị tiểu đường, sỏi thận, viêm khớp, tả lỵ, … Ngoài ra còn có tác dụng bổ máu, phục hồi cơ thể.
Trong thân và lá của loại cây này có chứa rất nhiều tinh chất có tác dụng chống sưng viêm và giảm đau hiệu quả.
Khi ngâm chân bằng nước lá lốt, hầu hết các độc tố được thanh lọc khỏi cơ thể, tình trạng đau nhức cũng vì thế mà có xu hướng thuyên giảm, nhờ đó quá trình lưu thông máu được dễ dàng hơn. Chính vì vậy, người tiểu đường thường sử dụng loại lá này để nấu nước ngâm chân. Duy trì được thói quen ngâm chân với nước lá lốt khoảng 20 phút mỗi ngày trước khi ngủ thì chắc chắn chỉ 1 – 2 tháng các triệu chứng bệnh tiểu đường sẽ có xu hướng thuyên giảm.
Điều trị tiểu đường bằng lá lốt như thế nào?
Cách làm nước lá lốt để ngâm chân cho người tiểu đường rất đơn giản, hãy thực hiện theo những bước sau:
Bước 1: Rửa sạch lá lốt bao gồm phần lá và thân sau đó cắt thành những đoạn nhỏ với chiều dài khoảng bằng một ngón tay. Cho 1,5l nước vào nồi cùng với lá lốt và đun sôi trong 5 phút.
Bước 2: Cho một chút muối hạt vào trong nồi nước và để muối tự tan.
Bước 3: Chờ cho nước nguội bớt hãy đổ ra chậu. Ngâm chân trong khoảng 20 phút, khi nước nguội có thể thêm nước nóng để ngâm tiếp. Nên đổ nước ngập cổ chân, như vậy nó có thể tác dụng lên tỳ vị, giúp khí huyết lưu thông hiệu quả.
Những lưu ý khi điều trị tiểu đường bằng lá lốt
Trong thực tế đã có rất nhiều người áp dụng phương pháp điều trị tiểu đường bằng lá lốt. Đây là bài thuốc dân gian hiệu quả, tuy nhiên có nhiều trường hợp không chú ý dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Nhẹ thì bị bỏng, nặng thì có thể gây lở loét, viêm nhiễm.
Chính vì thế, khi sử dụng lá lốt ngâm chân cần chú ý những điều dưới đây:
– Tuyệt đối không ngâm chân với nước lá lốt khi chân có vết thương hở, bị nhiễm trùng hay lở loét.
– Ngâm chân với lượng nước xấp xỉ từ mắt cá chân đổ xuống, không dùng nước nhiều lên tới cẳng chân.
– Nhiệt độ lý tưởng để ngâm chân là khoảng 60 độ; ngâm nước quá nóng hay quá lạnh đều không tốt.
– Những người mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch, phụ nữ mang thai thì hạn chế ngâm chân với loại lá này.
– Thời gian lý tưởng để ngâm chân chính là trước khi đi ngủ, nó sẽ giúp người bệnh ngủ ngon hơn và có giấc ngủ sâu hơn.
Việc điều trị tiểu đường bằng lá lốt đã được nhiều người áp dụng và đạt được hiệu quả đáng mong đợi. Hãy tuân thủ chặt chẽ những lưu ý và làm đúng phương pháp để việc điều trị được hiệu quả nhất. Đừng quên, theo dõi fanpage Điều trị tiểu đường để cập nhật nhiều hơn những thông tin liên quan đến bệnh này.