Nếu bạn đang nỗ lực để giảm đường máu, hãy chắc chắn rằng bạn không mắc những sai lầm này. Sau đây là những thói quen ăn uống người tiểu đường cần từ bỏ ngay
Chế độ ăn của có quá nhiều chất béo “xấu”
Các nghiên cứu chỉ ra rằng ăn quá nhiều chất béo (nhiều hơn 30% tổng năng lượng) có thể làm tình trạng đề kháng Insulin trở nên tồi tệ hơn. Hãy tránh xa những thực phẩm có nhiều chất béo bão hòa. Ví dụ như những đồ ăn nhanh ở nhà hàng.
Tuy chưa tìm được cơ chế rõ ràng nhưng nghiên cứu đã chỉ ra lợi ích khiêm tốn của các acid béo không bão hòa đơn (MUFAs) giúp cải thiện tình trạng kháng Insulin cũng như giảm lượng chất béo trong gan. Chúng có nhiều trong bơ, dầu oliu, bơ đậu phộng, và các loại hạt.
Chế độ ăn chứa nhiều chất béo không bão hòa đơn và ít chất béo bão hòa. Giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, hạ cholesterol máu (LDL), giảm triglycerid và giảm huyết áp.
Bỏ qua bữa sáng
Bữa sáng là quan trọng nhất trong ngày, và điều này đặc biệt đúng với những người bị đái tháo đường. Ăn sáng quá muộn có thể gây hạ đường huyết. Hoặc làm cho đường huyết của bạn ở mức quá thấp. Nên sử dụng những món ăn nhẹ trong thói quen buổi sáng của họ. Như: một cốc sữa chua, hoa quả hoặc một quả trứng luộc. Hay một lát bánh mì cùng với ngũ cốc nguyên hạt để tránh không bị hạ đường huyết”.
Ăn quá nhiều thịt
Ăn quá nhiều protein có thể ảnh hưởng đến lượng đường máu của bạn. Đặc biệt nếu đó là protein từ thịt đỏ vì có thể có tác động xấu đến sự nhạy cảm insulin.
Theo nghiên cứu, tăng tiêu thụ thịt đỏ làm tăng nguy cơ bệnh tiểu đường typ II. Đây cũng không phải là một ý tưởng tồi để hạn chế ăn các loại thịt đỏ để cải thiện sức khỏe tim mạch.
Bỏ bữa
Bạn có thể nói rằng bạn quên ăn vì quá bận rộn và nhận ra mình đã không ăn gì trong nhiều giờ kể từ bữa ăn cuối cùng. Điều đó có nghĩa là bạn đang tự đặt mình vào nguy hiểm. Khoảng cách giữa các bữa ăn quá xa có thể gây hạ đường huyết. Đặc biệt là đối với những người bị tiểu đường và đang sử dụng các thuốc điều trị bệnh này.
Nếu không được điều trị kịp thời, hạ đường huyết có thể trở nên tồi tệ. Hạ đường huyết sẽ gây ra lú lẫn, lơ mơ và ngất. Hạ đường huyết nặng có thể dẫn tới hôn mê, co giật và thậm chí là tử vong.
Nếu bạn bị tiểu đường, hãy chắc chắn rằng trong túi của bạn có bánh, kẹo, nước trái cây. Hoặc sữa để có thể làm tăng lượng đường máu một cách nhanh chóng khi chúng bị hạ quá thấp.
Bữa ăn không cân bằng
Ăn quá nhiều tinh bột, không đủ rau củ và các protein nạc có thể làm lượng đường trong máu tăng đột biến. Bữa ăn cân bằng giúp bạn cảm thấy no và cung cấp cho cơ thể tất cả các chất dinh dưỡng mà bạn cần.
Sử dụng protein nạc (như các loại thịt không xương, không da gà) cùng với các thực phẩm chứa nhiều tinh bột (như gạo) có thể làm chậm quá trình tiêu hóa. Và giúp bạn cảm thấy no lâu hơn mà chỉ gây tác động tối thiểu lên đường huyết sau bữa ăn.
Ăn quá nhiều
Giảm cân không chỉ cải thiện sự nhạy cảm với Insulin mà còn là một phần quan trọng trong việc quản lý bệnh tiểu đường của bạn. Đối với cá nhân bị bệnh tiểu đường typ II, tăng cân từ việc ăn quá nhiều có thể gây kháng insulin hơn và cũng dẫn đến cần tăng liều thuốc.
Ăn các bữa ăn lớn, đặc biệt là những bữa ăn có chứa nhiều tinh bột, thường gây tăng đường huyết sau ăn. Lý tưởng nhất, bệnh nhân tiểu đường nên có đường huyết sau ăn đo được dưới 180mg / dL. Hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn để có kế hoạch ăn uống tốt nhất cho sức khỏe của bạn.
Ăn bữa tối quá gần với giờ đi ngủ
Ăn khuya có thể làm tăng nồng độ đường trong máu vào sáng hôm sau. Có thể là vấn đề nếu nó ở trên mức đường huyết mục tiêu (thường là 80-130mg / dL)
Hãy tự hỏi mình xem bạn đang ăn bởi vì đang thực sự đói . Hoặc chỉ đơn giản là trở thành thói quen ăn vặt vào ban đêm. Sau đó, xem xét pha một cốc trà thảo dược và tìm kiếm một cái gì đó khác để làm thay vì ăn uống. Kiêng tuyệt đối ăn nhẹ trước khi tập luyện?
Kiểm tra đường máu trước khi tập luyện rất quan trọng đối với người bị tiểu đường. Bởi tập luyện làm hạ đường máu. Nó giúp bạn biết được có cần bổ sung một chút đồ ăn nhẹ để phòng ngừa bị hạ đường huyết trong khi tập.
Bạn cũng nên dự trữ một vài viên đường trong túi để có thể sử dụng nếu bị hạ đường huyết. Và gel glucose hoặc các đồ uống dùng trong thể thao có thể hữu ích trong buổi tập của bạn.
Nếu bạn thường xuyên bị hạ đường huyết khi hoạt động thể lực. Hãy đến gặp bác sĩ của bạn vì họ có thể cần phải điều chỉnh thuốc cho bạn.
Đồ ăn nhẹ làm từ bột mì trắng
Mặc dù chỉ số đường huyết của thực phẩm vẫn còn đôi chút tranh cãi. Nhưng chất lượng tinh bột vẫn là vấn đề trong chế độ ăn của người bị tiểu đường. Những loại tinh bột đã được tinh chế (như bánh mì trắng, bánh quy, khoai tây chiên) đã được chỉ ra trong một số nghiên cứu có liên quan đến sự tăng tỷ lệ kháng insulin.
Hãy hạn chế các sản phẩm chế biến từ bột mì trắng và thêm đường. Thay vào đó, tập trung vào các món ăn nhẹ lành mạnh, có nhiều chất xơ và được làm bằng ngũ cốc nguyên hạt. Như một vài bánh ngũ cốc nguyên hạt, hoặc bánh gạo và bơ đậu phộng.
>> Xem thêm: Lựa chọn dinh dưỡng đúng cách phòng ngừa bệnh tiểu đường