Theo nguyên nhân, người ta phân loại bệnh tiểu đường thành 4 loại: bệnh tiểu đường tuýp 1, bệnh tiểu đường tuýp 2, các loại bệnh tiểu đường theo cơ chế, tình trạng bệnh cụ thể và bệnh tiểu đường thai kỳ.
Khái niệm về bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường là một hội chứng rối loạn chuyển hóa trong đó tình trạng đường huyết tăng cao kéo dài do thiếu tác dụng của insulin. Tình trạng thiếu tác dụng của insulin là do sự suy giảm tuyệt đối hoặc tương đối của sự bài tiết insulin từ các tế bào beta tuyến tụy. Suy giảm hiệu quả của insulin ở các cơ quan mục tiêu (tính kháng insulin).
Phân loại bệnh tiểu đường và cách phân biệt
Tiểu đường là căn bệnh phổ biến từ lâu trên thế giới. Có 3 loại tiểu đường cơ bản bao gồm: Tiểu đường tuýp 1 (trước đây người ta thường gọi tiểu đường phụ thuộc insulin). Tiểu đường tuýp 2 (trước đây còn gọi tiểu đường không phụ thuộc insulin). Tiểu đường tuýp 3 hay còn gọi là tiểu đường thai kỳ. Và còn có các loại tiểu đường do các nguyên nhân khác như: tiểu đường đơn gen, do dùng thuốc, do các bệnh lý nội khoa…
Phân loại bệnh tiểu đường cụ thể
- Bệnh tiểu đường tuýp 1
- Bệnh tiểu đường tuýp 2
- Bệnh tiểu đường thai kỳ
- Bệnh tiểu đường thứ phát.
Bệnh tiểu đường tuýp 1
Bệnh tiểu đường tuýp 1 là bệnh do sự thiếu insulin hoàn toàn bởi tế bào beta tuyến tụy giúp tổng hợp và bài tiết insulin bị phá hủy và biến mất.
Sự khởi phát của bệnh tiểu đường tuýp 1 có liên quan đến các yếu tố di truyền. Yếu tố môi trường nhưng quá trình khởi phát và tiến triển của bệnh cũng như độ tuổi khởi phát bệnh lại liên quan đến nhiều yếu tố khác. So với bệnh tiểu đường tuýp 2, phần lớn bệnh tiểu đường tuýp 1 khởi phát rất nhanh (loại khởi phát cấp tính). Trong đó sự phá hủy tế bào beta tiến triển cực kỳ nhanh chóng và bệnh nhân rơi và tình trạng phụ thuộc insulin. Ngược lại có một loại bệnh tiểu đường tuýp 1 tiến triển chậm và rất khó phân biệt với bệnh tiểu đường tuýp 2.
Phần lớn nguyên nhân gây nên loại này là nguyên nhân tự miễn. Đây là hậu quả của trình trạng tuyến tụy không có khả năng sản xuất đủ hormone isulin có vai trò kiểm soát đường huyết, khiến nồng độ đường trong máu tăng cao.
Triệu chứng Tiểu đường tuýp 1 thường bao gồm: uống nước nhiều, tiểu nhiều, sụt cân nhiều. Thông thường, đây là dấu hiệu 80-90% tế bào beta tụy bị hư hại.
Tiểu đường tuýp 1 chiếm khoảng 7-10% trong số các bệnh nhân bị tiểu đường. Độ tuổi khởi phát bệnh tiểu đường tuýp 1 trẻ hơn so với bệnh tiểu đường tuýp 2. Ngoài ra, bệnh tiểu đường tuýp 1 loại khởi phát cấp tính phổ biến ở trẻ em và người trẻ tuổi.
Bệnh tiểu đường tuýp 2
Bệnh tiểu đường tuýp 2 là một căn bệnh khởi phát do suy giảm sự bài tiết insulin. Và do tính kháng insulin dẫn đến insulin hoạt động không hiệu quả. Trước đây, phần lớn mọi người thường gọi bệnh tiểu đường tuýp 2 là bệnh tiểu đường không phụ thuộc insulin.
So với bệnh tiểu đường tuýp 1, bệnh tiểu đường tuýp 2 khởi phát và tiến triển chậm hơn. Đây là bệnh phổ biến ở người cao tuổi. Bệnh xảy ra cũng do một số yếu tố liên quan khác như các bệnh liên quan đến ruột, gan, thận, thần kinh…
Loại này thường xuất hiện ở người cao tuổi, những người trong tình trạng thừa cân, béo phì. Bệnh nhân bị rối loạn lipid máu, cao huyết áp, tiền căn có người thân bị tiểu đường. Phụ nữ sinh con nặng trên 4 kg. Các bệnh nhân đang sử dụng các loại thuốc làm tăng đường huyết
Tiểu đường tuýp 2 thường ít có triệu chứng hơn. Thông thường, bệnh nhân được phát hiện thông qua các dấu hiệu như đột nhiên sụt cân, đi khám sức khỏe, xét nghiệm đường huyết phát hiện bệnh. Cứ khoảng 50% người bệnh tuýp 2 thì có ít nhất một người bị biến chứng của tiểu đường do không phát hiện bệnh sớm.
Bệnh tiểu đường thứ phát
Bệnh tiểu đường thứ phát được chia thành hai nhóm:
A: Bệnh liên quan đến những bất thường về yếu tố di truyền
B: Bệnh liên quan đến những yếu tố, tình trạng bệnh khác.
Trong loại A là chia thành: 1. Bất thường di truyền liên quan đến chức năng tế bào beta tuyến tụy, 2. Bất thường di truyền liên quan đến cơ chế dẫn truyền tác dụng của insulin.
Trong loại A cần chú ý đến bất thường gen ti thể đặc trưng bởi sự di truyền từ mẹ kèm theo điếc thần kinh thính giác. Trong trường hợp bệnh tiểu đường khởi phát ở người trẻ và gia đình có tiền sử về bệnh tiểu đường. Cần xem xét đến khả năng MODY (maturity onset diabetes of the young).
Trong loại B chia ra bệnh tiểu đường do bệnh về tuyến tụy, bệnh nội tiết, do dùng thuốc khác, bệnh về gan.
Bênh tiểu đường thai kỳ
Bệnh tiểu đường thai kỳ là tình trạng lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường. Bệnh xảy ra trong quá trình mang thai từ tuần thai 24 – 28. Tiểu đường thai khi nếu không được phát hiện sớm sẽ ảnh hưởng đến cả mẹ và con.
Hướng điều trị cho các phân loại bệnh tiểu đường
Điều trị tiểu đường luôn song hành điều chỉnh chế độ ăn, lối sống và sử dụng thuốc
Bạn cần có kiến thức nhất định về chế độ ăn cho người bệnh tiểu đường và chế độ tập luyện phù hợp. Bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ về thực đơn ăn uống. Không ăn các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết cao, dễ làm ảnh hưởng đến mức đường huyết sau khi ăn.
Có thể bổ sung sữa cho người bệnh tiểu đường có chỉ số đường huyết thấp. Cộng thêm chất xơ giúp tăng khả năng hấp thu, hỗ trợ hệ tiêu hóa. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung sữa cho người bệnh tiểu đường có chỉ số đường huyết thấp.
Bệnh tiểu đường là căn bệnh âm thầm nhưng hết sức nguy hiểm, gây nhiều biến chứng. Việc kiểm tra sức khỏe thường xuyên và tuân thủ điều trị góp phần thành công trong kiểm soát bệnh.
Nhìn chung, việc phát hiện bệnh lý tiểu đường có thể dựa vào các triệu chứng một phần nhỏ. Tuy nhiên, để có kết quả chính xác, cần phải thực hiện kiểm tra đường trong máu.
Sử dụng nghiệm pháp dung nạp đường, cũng như xét nghiệm HbA1c. Người bệnh tiểu đường nên tuân thủ phác đồ điều trị và nên thường xuyên khám tầm soát các biến chứng.