Quả sung có tác dụng bảo vệ các tế bào beta của tuyến tụy, giúp điều chỉnh nồng độ glucose trong cơ thể.
Sung là một loại trái cây giàu dinh dưỡng, chúng có nhiều lợi ích sức khỏe đáng kinh ngạc. Nước trái cây làm từ quả sung được coi là lành mạnh, do chúng dễ dàng tiêu hóa và chúng chứa các chất dinh dưỡng như chất xơ, kali, canxi và magiê tốt cho cơ thể. Quả sung ngăn ngừa bệnh tiểu đường giúp giảm cân, giúp xây dựng cơ bắp, giúp điều hòa huyết áp…
Quả sung có chữa được bệnh tiểu đường không?
Sung là một nguồn chất xơ tuyệt vời. Theo USDA (Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ), một quả sung nhỏ có đường kính 4cm có 1,2 gram chất xơ, quả sung đường kính 6 cm có 1,9 gram chất xơ. Quả sung tươi có vỏ màu tía, vị ngọt thanh dịu, thơm, giòn, rất thích hợp cho một bữa ăn nhẹ lành mạnh cho bệnh nhân tiểu đường.
Điều quan trọng trong chế độ ăn uống của bệnh nhân tiểu đường là bổ sung thực phẩm giàu chất xơ. Chất xơ mất nhiều thời gian để tiêu hóa, nên giúp cơ thể có sự điều tiết lượng đường trong máu tốt hơn.
Tiến sĩ Anju Sood, chuyên gia dinh dưỡng lâm sàng có trụ sở tại Bangalore cho biết: “Quả sung rất giàu chất xơ và mặc dù sung có vị ngọt dịu, nhưng hàm lượng chất xơ cao đảm bảo rằng đường không được hấp thu ngay lập tức vào trong máu, vì thế bệnh nhân tiểu đường có thể bổ sung thực phẩm này vào chế độ ăn uống của mình, nhưng nên ăn uống điều độ, chừng mực.”
Bệnh nhân tiểu đường ăn sung cần chú ý gì?
Bệnh nhân tiểu đường ăn sung cần tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu có vấn đề về thận. Quả sung chứa oxalate, thông thường, thận sẽ lọc bỏ hợp chất này. Tuy nhiên, khi không khỏe mạnh, thận sẽ không thể thực hiện chức năng này và nếu tích tụ quá nhiều dẫn đến nguy cơ sỏi thận.
Bệnh nhân nên ăn quả sung tươi có lượng calo và đường thấp hơn các sản phẩm sung sấy khô. Dù sao đi nữa, bệnh nhân tiểu đường không nên ăn trái cây sấy khô vì chúng chứa lượng đường khá cao.
Nói chung, trước khi thực hiện bất kỳ thay đổi ăn uống nào trong thời gian dài. Bệnh nhân cần tham khảo ý kiến bác sĩ. Người bệnh có thể bổ sung quả sung vào chế độ ăn uống. Nhưng phải hiểu rằng chúng không thể thay thế cho chế độ ăn uống lành mạnh, thuốc men và kiểm tra đường huyết thường xuyên.
Tác dụng của quả sung
Ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường:
Quả sung có một tác động đáng kể đến mức đường huyết và mức cholesterol. Theo một nghiên cứu đã cho thấy quả sung có thể giúp tăng cường sử dụng glucose và kiểm soát bệnh tiểu đường. Ngoài ra, quả sung có tác dụng bảo vệ các tế bào beta của tuyến tụy giúp điều chỉnh nồng độ glucose trong cơ thể.
Giúp quản lý cân nặng:
Chất xơ trong quả sung có thể duy trì sức khỏe tiêu hóa tốt. Và mang lại cảm giác no, giảm cơn đói. Vì thế, chúng ta sẽ ăn ít thực phẩm không lành mạnh. Từ đó có thể kiểm soát việc tăng cân của chúng ta.
Giúp xây dựng cơ bắp:
Nước ép quả sung rất giàu carbohydrate và đường tự nhiên giúp tăng cường năng lượng. Ngoài ra, protein trong loại nước ép này giúp xây dựng khối lượng cơ thể. Khiến nước ép quả sung được biết như một thức uống năng lượng cho các vận động viên.
Giúp điều hòa huyết áp:
Nước ép quả sung có thể điều trị tăng huyết áp và các rối loạn liên quan đến tim khác. Theo một nghiên cứu, chiết xuất nước quả sung giúp giảm huyết áp do sự hiện diện của các hợp chất phenolic.
Điều trị nhiễm trùng đường hô hấp:
Nước ép quả sung rất giàu hợp chất phenolic và acid hữu cơ. Chúng cũng sở hữu đặc tính chống viêm, giúp giảm các bệnh về đường hô hấp. Như ho, đau họng hoặc các vấn đề về phế quản khác.