Có khi nào bạn thắc mắc rằng tại sao bệnh tiểu đường vết thương lâu lành? Nguyên nhân dẫn đến những vết thương ở người tiểu đường luôn lâu lành hơn người bình thường là nằm ở bản chất của bệnh. Cụ thể như nào bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây.
Vết thương lâu lành là một biến chứng trên da của người tiểu đường. Dù chỉ là những vết thương nhỏ, vết cắt và vết bỏng rất thường xảy ra trong cuộc sống. Nhưng đối với người mắc bệnh tiểu đường, chúng có thể gây ra các vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng, gây ảnh hưởng xấu cho kết quả điều trị.
Tại sao bệnh tiểu đường vết thương lâu lành?
Tại sao bị tiểu đường vết thương lâu lành? Bệnh tiểu đường làm cho cơ thể khó kiểm soát được lượng đường huyết. Khi lượng đường trong máu cao lâu ngày sẽ khiến cho chức năng của bạch cầu bị suy giảm, mất đi khả năng chống lại vi khuẩn.
Đối với những người bệnh tiểu đường khi lượng đường trong máu không được kiểm soát tốt sẽ khiến cho sự lưu thông máu bị gián đoạn. Sự tuần hoàn của máu bị chậm lại, các tế bào hồng cầu di chuyển chậm hơn. Khiến cho cơ thể gặp khó khăn khi vận chuyển chất dinh dưỡng đến chữa lành cho các vết thương. Đó là lý do khiến cho các vết thương lâu lành hoặc không thể lành.
Ngoài ra, bệnh tiểu đường còn làm tổn thương đến cả hệ thần kinh, điều này cũng khiến cho các vết thương lâu lành. Đường huyết của cơ thể không được kiểm soát khiến cho các dây thần kinh bị tổn thương, điều này có thể hiểu là người bệnh tiểu đường dù bị thương nhưng cũng sẽ không nhận thức được là mình đang bị thương. Điều này khiến cho việc điều trị vết thương thường không kịp thời gây nên những hậu quả nghiêm trọng.
Còn yếu tố nữa đó là khi mồ hôi đổ bất thường trong mùa nóng, da khô nứt nẻ trong mùa lạnh khiến cho người bệnh bị nhiễm trùng móng chân, và biến dạng bàn chân. Điều này làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn trên da ở người bệnh tiểu đường.
Cách phòng ngừa những vết thương lâu lành ở người tiểu đường
Tất cả các cách để giảm thiểu sự phát triển của những vết thương lâu lành ở người tiểu đường đó là kiểm soát lượng đường trong máu, chăm sóc và điều trị vết thương đúng kịp thời.
- Kiểm tra thường xuyên chỉ số đường huyết để đảm bảo chỉ số này luôn ổn định, không cao bất thường nằm ngoài kiểm soát.
- Đặc biệt tuân thủ các nguyên tắc có trong phác đồ điều trị cũng như những lời khuyên của bác sĩ.
- Có lối sống khoa học cả về ăn uống, sinh hoạt, luyện tập. Kiểm soát tốt được đường huyết sẽ giảm được tối thiểu các biến chứng tiểu đường.
- Chú ý đến da thường xuyên để phát hiện những vết thương, tổn thương kịp thời điều trị.
- Nên đi tất, dép, giầy, kể cả ở trong nhà để đảm bảo bàn chân của bạn không bị thương. Ngoài ra, bạn cũng nên vệ sinh chân thường xuyên bằng muối và lau khô để tránh vi khuẩn xâm nhập.
- Nếu xuất hiện những vết thương kéo dài không thấy khỏi thì nhanh đến cơ sở y tế để được điều trị đúng thời điểm.
Qua bài viết “Lý giải tại sao bệnh tiểu đường vết thương lâu lành?” này hy vọng rằng bạn đã có thêm được nhiều kiến thức quan trọng và bổ ích trong cuộc sống. Hãy luôn quan tâm đến từng chi tiết dù là nhỏ nhất của cơ thể để đảm bảo bạn luôn được sống khỏe mạnh.
Bạn muốn tìm hiểu thêm về: Người bệnh tiểu đường có ăn được thịt bò không?