Tăng đường huyết sau ăn rất thường gặp trên bệnh nhân đái tháo đường type 2. Không chỉ bệnh nhân tiểu đường mà nhóm tiền tiểu đường cũng cần chú ý vấn đề “Điều trị tăng đường huyết sau ăn” cũng như các chỉ số đường huyết quan trọng.
Tăng đường huyết sau ăn là gì?
“Tăng đường huyết sau bữa ăn” là một vấn đề quan trọng không chỉ trong bệnh tiểu đường mà còn đối với nhóm tiền tiểu đường.
Đường glucose từ việc ăn uống được hấp thụ trong ruột và di chuyển vào máu, sau đó nhờ hoạt động của insulin, glucose này sẽ được đưa vào các mô như gan, cơ bắp và được chuyển hóa, sử dụng như năng lượng cho hoạt động của cơ thể. Do đó, khi ăn uống, lượng đường trong máu tạm thời sẽ tăng lên.
Trong trường hợp một người khỏe mạnh, lượng đường trong máu sau ăn 2 giờ sẽ giảm xuống dưới 140 mg/dL, tuy nhiên nếu lượng đường trong máu không giảm và duy trì ở trạng thái cao hơn 140 mg/dL sau khi ăn được gọi “tăng đường huyết sau bữa ăn”. Tình trạng “tăng đường huyết sau ăn” như vậy được chỉ ra là sẽ làm tăng nguy cơ phát triển các biến chứng nghiêm trọng.
Ngoài ra, trong giai đoạn đầu của bệnh tiểu đường, dù chỉ số đường huyết khi đói ở mức bình thường nhưng cũng có trường hợp xuất hiện tình trạng “tăng đường huyết sau ăn”.
Nguyên nhân lại xảy ra tình trạng “tăng đường huyết sau ăn”?
Tăng đường huyết sau bữa ăn là tình trạng phổ biến ở cả người khỏe mạnh và nhóm tiền tiểu đường.
Khi lượng đường trong máu tăng lên ở một người khỏe mạnh, một lượng insulin phù hợp được tiết ra từ tuyến tụy vào thời điểm thích hợp và insulin này hoạt động giúp làm giảm lượng đường trong máu, do đó khoảng 2 giờ sau khi ăn, chỉ số đường huyết trở về giá trị khi đói.
Mặt khác, ở người bị tiểu đường và nhóm tiền tiểu đường, lượng insulin tiết ra không đủ hoặc tốc độ tiết chậm. Và chức năng làm giảm đường trong máu không đủ, do đó 2 giờ sau khi ăn. Chỉ số đường huyết sẽ không giảm và tình trạng tăng đường huyết sẽ tiếp diễn.
Ở nhóm tiền tiểu đường và bệnh nhân tiểu đường giai đoạn đầu. Chỉ số đường huyết lúc đói thường ở mức bình thường (dưới 110 mg/dL). Do đó, nếu cố gắng xác định bệnh tiểu đường chỉ dựa trên chỉ số đường huyết lúc đói. Bệnh nhân có thể bỏ qua tình trạng “tăng đường huyết sau ăn”. Vì vậy bệnh nhân cần phải cẩn thận khi bệnh tiểu đường có thể khởi phát và tiến triển âm thầm.
“Tăng đường huyết sau ăn” là trạng thái lượng và hoạt động của insulin bị suy giảm nên không thể hỗ trợ chuyển hóa hết glucose trong mô cơ thể và có “rối loạn chức năng dung nạp glucose”- tình trạng “hiệu quả giúp đưa đường huyết về giá trị bình thường” không tốt. Ngoài ra, sự rối loạn chức năng dung nạp glucose sẽ thúc đẩy xơ vữa động mạch tiến triển.
Các bệnh nguy hiểm tiềm ẩn do tình trạng “tăng đường huyết sau bữa ăn”
“Tăng đường huyết sau ăn” được cho là có khả năng gây ra và làm tiến triển nhiều bệnh khác
Rất nhiều nghiên cứu cho thấy tăng đường huyết sau ăn liên hệ mật thiết với các nguy cơ và biến cố tim mạch.
Ngoài ra tăng đường huyết sau ăn cũng liên quan đến các biến chứng võng mạc mắt. Tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư tuyến tuỵ. Và suy giảm nhận thức ở bệnh nhân đái tháo đường lớn tuổi.
Ngoài ra, tăng đường huyết sau ăn còn là thủ phạm gây ra những stress oxi hoá, phản ứng viêm, rối loạn chức năng nội mạc, giảm thể tích và dòng máu nuôi cơ tim.
Điều trị tăng đường huyết sau ăn như thế nào?
Để tránh những biến chứng do đái tháo đường, bệnh nhân phải được kiểm soát cả đường huyết đói lẫn đường huyết sau ăn. Có một thực tế trong điều trị trên lâm sàng hiện nay là rất nhiều Bác sĩ ( và cả bệnh nhân ) chỉ quan tâm tới đường huyết đói, điều này là cần thiết nhưng chưa đủ.
Đường huyết sau ăn: đo sau khi ăn 1- 2 giờ.
Mục tiêu điều trị
Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ – ADA: đường huyết sau ăn 1-2 giờ: < 180 mg/dl
Theo Liên đoàn Đái tháo đường Thế giới – IDF: đường huyết sau ăn < 160 mg/dl
Để kiểm soát đường huyết sau ăn, bệnh nhân vận động, tập thể dục thường xuyên. Và duy trì cân năng cơ thể hợp lý.
Bên cạnh đó, bệnh nhân cần chọn thức ăn có chỉ số đường thấp ( Glycaemic index). Để biết thức ăn nào có chỉ số đường thấp, trung bình hay cao bạn cần tư vấn Bác sĩ dinh dưỡng hay bác sĩ Nội Tiết.
Việc ăn nhiều rau trong mỗi bữa ăn giúp giảm đường huyết sau ăn hiệu quả. Nếu bạn không thể ăn nhiều rau, bạn cần phải bổ sung những sản phẩm giàu chất xơ khác.
Các nhóm thuốc điều trị
Những nhóm thuốc điều trị đái tháo đường sau giúp kiểm soát đường huyết sau ăn hiệu quả:
1. Nhóm thuốc ức chế α glucosidase
Nhóm thuốc này có tác dụng làm chậm quá trình hấp thu carbohydrate từ đường ruột vào máu. Do vậy giúp giảm đường huyết sau ăn.
2. Nhóm thuốc ức chế dipeptidyl peptidase-4 ( DPP-4)
Nhóm thuốc này giảm đường huyết nhờ cơ chế ức chế men DDP-4 giúp kéo dài thời gian hoạt động của hormone GLP-1, hormone GLP-1 giúp tăng tiết insulin và giảm tiết glucagon do vậy giảm cả đường huyết đói lẫn đường huyết sau ăn.
3. Nhóm thuốc Glinides
Nhóm thuốc glinide có cơ chế hạ đường huyết tương tự như nhóm sulfonylureas nhưng vị trí tác dụng khác nhau. Thuốc có thời gian tác dụng ngắn, chỉ khoảng 1-2 giờ do đó khi uống cùng với bữa ăn sẽ giúp hạ đường huyết sau ăn.
4. Thuốc GLP-1 analog
Hormone GLP-1 được tiết ra từ ruột có tác dụng kích thích tế bào β tuỵ tiết insulin. Và ức chế tế bào α tuyến tuỵ tiết glucagon. GLP-1 analog là thuốc hoạt động theo cơ chế trên, giúp giảm đường huyết sau ăn. Làm chậm trống dạ dày, giảm cân…
5. Thuốc Insulin
Một số loại insulin có tác dụng nhanh, ngắn được sản xuất giúp kiểm soát đường huyết sau ăn:
– Insulin Regular
– Insulin analog: Aspart, Lispro, glulisine.
>>Xem thêm: Cách xử trí khi đường huyết tăng cao ở người bệnh tiểu đường