Chế độ tập luyện ở người bệnh tiểu đường là một trong những điều quan trọng nhất có thể làm để kiểm soát lượng đường trong máu và giảm nguy cơ biến chứng do bệnh tiểu đường. Bài tập thể dục giúp bạn khỏe mạnh và tự tin hơn. Tập thể dục có thể tăng cường chức năng tim, hạ huyết áp và giảm căng thẳng.
Tại sao người bệnh tiểu đường phải luyện tập thường xuyên?
Việc áp dụng và duy trì hoạt động thể chất là trọng tâm quan trọng để quản lý đường huyết và sức khỏe tổng thể ở những người mắc bệnh tiểu đường và tiền tiểu đường.
Luyện tập thể dục và vận động thường xuyên sẽ mang lại những tác dụng cho người bệnh tiểu đường như sau:
- Tập thể dục cải thiện kiểm soát đường huyết ở bệnh tiểu đường loại 2, giảm các yếu tố nguy cơ tim mạch, góp phần giảm cân và cải thiện sức khỏe.
- Tập thể dục thường xuyên có thể ngăn ngừa hoặc trì hoãn sự phát triển bệnh tiểu đường loại 2
- Tập thể dục thường xuyên cũng có lợi ích sức khỏe đáng kể cho những người mắc bệnh tiểu đường loại 1 như: cải thiện thể lực tim mạch, sức mạnh cơ bắp, độ nhạy insulin.
Làm thế nào để bắt đầu một chế độ luyện tập hiệu quả
Một chế độ luyện tập cho bệnh tiểu đường mang lại hiệu quả và đảm bảo cho việc kiểm soát đường huyết tốt nhất khi bạn áp dụng những vấn đề sau đây:
- Đến bệnh viện để kiểm tra thể chất toàn diện và hiểu tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn sẽ giúp bạn chọn chương trình tập luyện phù hợp.
- Thiết lập mục tiêu tập thể dục thực tế. Nếu mục tiêu quá khó khăn, bài tập sẽ bị mất do bỏ cuộc.
Chọn sự kiện yêu thích của bạn, điều này sẽ giúp bạn không bị nhàm chán với tập thể dục. - Hãy chắc chắn rằng bạn có thiết bị, quần áo và giày dép phù hợp.
- Ghi lại và phân tích bài tập. Điều này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn trong vấn đề những bài luyện tập có mang lại hiệu quả hay không.
Chế độ tập luyện ở người bệnh tiểu đường cần lưu ý
Phương pháp tập luyện thể dục thể thao ở người đái tháo đường (tiểu đường) rất đơn giản, thư giãn và vui vẻ. Tuy nhiên người bệnh, nhất là người lớn tuổi, cần lưu ý một số lời khuyên sau để tránh chấn thương khi tập luyện:
- Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu tập
- Không tập luyện khi trời quá nóng hay quá lạnh
- Uống đủ nước trước, trong và sau khi tập luyện
- Lập tức ngừng tập khi thấy kiệt sức, choáng váng
- Đo glucose máu để điều chỉnh bài tập cho phù hợp
- Ban đầu, bạn nên thực hiện nó một cách từ từ.
Thời gian thích hợp nhất để bắt đầu tập thể dục là sau 1 đến 2 giờ sau bữa ăn. - Nếu có thể, bạn hãy sắp xếp tập thể dục vào cùng một thời điểm mỗi ngày.
- Mang theo thực phẩm dễ tiêu hóa và hấp thụ (đường, nho khô hoặc nước trái cây).
- Chọn giày phù hợp, thoải mái và thoáng khí.
Các bài tập chính
Tập luyện thể dục, thể thao không hề khó khăn, mệt mỏi như bạn nghĩ. Theo khuyến cáo từ các chuyên gia, bạn chỉ cần tập luyện 30-45 phút, đều đặn mỗi ngày là đã có thể cảm nhận sự cải thiện rõ rệt về vóc dáng lẫn sức khỏe. Đặc biệt, người bệnh đái tháo đường (tiểu đường) có 3 nhóm bài tập để lựa chọn và thay đổi.
Bài tập thể lực
- Giúp tuần hoàn máu, hỗ trợ tim và xương, giảm stress
- Tập ít nhất 5 ngày / tuần, 30 phút / lần
- Cường độ tập vừa phải, có thể chia thành bài tập nhỏ
- Đi bộ nhanh, bơi lội, đạp xe, học nhảy…
Bài tập cơ bắp
- Cải thiện insulin, giảm glucose máu, hỗ trợ cơ xương
- Tập ít nhất 2 ngày / tuần
- Cường độ vừa phải, tập ở nhà hoặc phòng tập
- Tập tạ, hít đất, các lớp tập thể lực…
Bài tập co giản
- Tăng độ linh hoạt ở khớp, tránh chấn thương khi tập
- 5-10 phút trước và sau khi tập luyện
- Co giãn vừa phải, dừng lại khi bị đau
- Yoga, thái cực quyền, khởi động căn bản