Tê bì chân tay ở người tiểu đường triệu chứng, cách điều trị

Tê bì chân tay ở người tiểu đường triệu chứng, cách điều trị

Tê bì chân tay ở người tiểu đường chính là dấu hiệu của biến chứng thần kinh ngoại biên thường xuất hiện sớm và chủ yếu ở chi trên, chi dưới. Do đó nếu thấy mình có dấu hiệu của tê bì chân tay thì bạn phải đi khám ngay để có phương pháp điều trị kịp thời.

Ở bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn tất cả những thông tin về tê bì chân tay ở người mắc bệnh tiểu đường, cùng tìm hiểu nhé!

Triệu chứng tê bì chân tay ở người tiểu đường

Bệnh tê tay chân ở người tiểu đường xuất hiện khi hệ thống thần kinh ngoại biên bị tổn thương và thường gây ra những triệu chứng tê tay ở người tiểu đường.

Các triệu chứng tê bì chân tay:

  • Chuột rút ở tay chân: co thắt cơ đột ngột gây đau nhức âm ỉ bắp tay, bắp chân.
  • Đau mỏi cổ vai gáy lan xuống nửa người kèm theo triệu chứng tê bì một bên.
  • Tê /dị cảm mặt trong cánh tay lan xuống ngón 4/5 chẳng hạn , khi nằm lâu /để tay chân ở vị trí cố định trong 1 khoảng thời gian nào đó, râm ran như kiến bò.
  • Tê kiểu châm chích, nóng bỏng tứ chi kiểu của bệnh lý viêm đa dây thần kinh trong tiểu đường, bệnh lý tổn thương đa rễ /nhiều rễ -dây thần kinh.
  • Tay chân mất cảm giác: tình trạng tê kéo dài sẽ khiến tay, chân bị mất cảm giác, thường gặp nhất về đêm.
  • Tê buốt lan dọc cánh tay, cẳng chân: tê buốt lan đến hết cánh tay, cổ chân, cẳng chân và gây hạn chế vận động
  • Những bệnh lý tê đau của hội chứng ống cổ tay /dị cảm trong hội chứng hạ canxi máu tiềm ẩn
  • Tê yếu kiểu trung ương kèm theo thay đổi cảm giác, phản xạ và có tổn thương thần kinh sọ
Triệu chứng tê bì chân tay ở người tiểu đường
Triệu chứng tê bì chân tay ở người tiểu đường

Các triệu chứng tê bì chân tay cần gặp bác sĩ:

Còn nếu người bệnh bắt gặp những triệu chứng tê tay ở người tiểu đường dưới đây thì cần gặp ngay bác sĩ để được thăm khám đúng thời điểm.

  • Bị tê chân kéo dài trong thời gian dài liên tục khoảng trên 6 tuần
  • Tê chân đi kèm với bất kỳ triệu chứng mãn tính khác
  • Bị tê chân kèm thay đổi về màu sắc, hình dạng hoặc nhiệt độ của chân và bàn chân
  • Hay quên, dễ nhầm lẫn
  • Chóng mặt
  • Mất kiểm soát bàng bàng quang và ruột
  • Tê liệt xảy ra sau một chấn thương đầu
  • Đau đầu dữ dội
  • Khó thở
  • Co giật

Cách điều trị tê bì chân tay ở người tiểu đường

Như bạn biết đấy, tê bì chân tay là biến chứng nên để điều trị thì sẽ cần thời gian dài, tốn nhiều công sức nên đòi hỏi sự kiên trì ở người bệnh. Dưới đây là 1 số cách để bạn có thể điều trị bệnh tê tay chân ở người tiểu đường:

Điều trị tê bì chân tay ở người tiểu đường:

  • Thường xuyên theo dõi các chỉ số đường huyết trong máu.
  • Tạo thực đơn ăn uống hàng ngày và chế độ luyện tập với 1 số môn thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe.
  • Thường xuyên xoa bóp massage  vùng tay chân bị tê bì cho máu lưu thông tốt.
  • Nếu đã có sự xuất hiện của tê bì tay chân thì việc thường xuyên kiểm tra bàn chân mỗi ngày là một việc quan trọng. Điều này giúp bạn phát hiện sớm các vết thương xuất hiện ở chân, tránh được nguy cơ hoại tử ở bàn chân.
  • Sử dụng các loại thuốc hạ đường huyết hoặc tiêm insulin ngăn ngừa hệ thần kinh ngoại biên bị tổn thương nặng hơn, bệnh tê chân tay ở người tiểu đường cũng được giảm nhẹ. Để đưa lượng đường trong máu về giới hạn cho phép.
  • Dùng thuốc chữa trị biến chứng thần kinh ngoại biên do bệnh tiểu đường gây ra như uống các loại thuốc giảm đau, thuốc chống bệnh trầm cảm,…Tuy nhiên, khi dùng thuốc bạn cần phải biết tình trạng bệnh của mình đang ở mức độ nào và bắt buộc phải làm theo các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
  • Khám sức khỏe thường xuyên ít nhất 6 tháng/lần để có thể phát hiện và điều trị kịp thời các biến chứng có thể xảy ra, bệnh tê tay chân ở người tiểu đường là 1 trong số đó.
Điều trị tê bì chân tay ở người tiểu đường
Điều trị tê bì chân tay ở người tiểu đường

Bài tập giúp điều trị tê bì chân tay ở người tiểu đường

  • Bài tập đơn giản nhất là nắm chặt tay: có thể nắm chặt 2 bàn tay lại, cũng có thể đan chặt các ngón tay với nhau trong 30s. Lặp lại động tác này 10 lần cho mỗi lần thực hiện. Bài tập này có thể thực hiện ở bất cứ đâu, sau 1 thời gian bạn sẽ cảm nhận được sự thay đổi hiệu quả của bệnh tê bì tay chân.
  • Tập đi bộ bằng gót chân hoặc đầu ngón chân: Dùng đầu ngón chân hoặc gót chân để đi mỗi ngày, chỉ cần thực hiện từ 10 – 15 phút, sẽ giúp máu lưu thông đến đầu ngón chân và gót chân tốt hơn.
  • Đứng trên một chân: Đứng thăng bằng 2 chân, nâng 1 chân lên khỏi mặt đất, cố gắng giữ thăng bằng trên một chân còn lại trong 30s rồi đổi chân. Thực hiện động tác đứng trên 1 chân mỗi ngày khoảng 15 phút sẽ làm giảm tình trạng tê bì chân tay.

Bệnh tê tay chân ở người tiểu đường có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống. Nên bạn đừng đợi chúng xuất hiện mới tìm cách chữa tê chân cho người tiểu đường mà hãy luôn phòng ngừa bằng các biện pháp tập luyện ở trên nhé!