Các chuyên gia cũng đưa ra lời khuyên người bệnh có thể dùng thêm các loại thảo dược thiên nhiên để hỗ trợ điều trị và phòng ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường. Để sống chung với bệnh tiểu đường, người bệnh cần điều chỉnh chế độ ăn cân bằng, lành mạnh, tập thể dục thường xuyên nhằm kiểm soát lượng đường huyết hiệu quả.
Phân loại các nhóm thảo dược trị tiểu đường
Phân tích các vị dựợc liệu quý được sử dụng trong Đông y từ nghìn đời nay để điều trị chứng tiêu khát (bệnh đái tháo đường), thảo dược trị tiểu đường chia thành ba nhóm sau:
Nhóm kiện tỳ
Nhóm kiện tỳ: gồm các vị Hoài sơn, Thương truật, Dây thìa canh, Khổ qua rừng. Theo Y học cổ truyền. Chứng tỳ vị hư nhược là một trong những biểu hiện thường gặp ở người mắc bệnh tiểu đường. Vì thế việc sử dụng những vị thuốc kiện tỳ sẽ giúp kiểm soát bệnh. Giảm nhẹ các triệu chứng cũng như biến chứng của bệnh. Trong đó, Hoài sơn có tác dụng ích khí dưỡng âm, bổ tỳ phế thận, chủ trị các chứng tỳ phế hư nhược, trị chứng tiêu khát. Thương truật cũng là một vị thuốc ích khí kiện tỳ.
Đặc biệt, Dây thìa canh với công dụng kiện tỳ lợi thủy, từ hàng nghìn năm nay đã được sử dụng tại Ấn độ để trị bệnh “nước tiểu ngọt như mật”.
Khổ qua rừng cũng là một vị thảo dược quý, bên cạnh tác dụng thanh nhiệt tả hoả, giải độc. Công năng kiện tỳ của khổ qua rừng thấy rõ ở việc thúc đẩy chuyển hoá của các hoạt chất giúp cơ thể ức chế sự chuyển hoá. Và hấp thu đường, giúp giảm chỉ số HbA1c và ổn định đường huyết ở người bệnh tiểu đường.
Nhóm bổ âm
Nhóm bổ âm gồm Sinh địa, Khổ qua rừng. Để khắc phục hậu quả của tiểu đường, hay còn gọi là tiêu khát. Phải dùng những vị thuốc bổ âm với tác dụng giúp hạ đường huyết.
Theo Đông y, bệnh tiểu đường là do chân âm hao tổn – âm hư nên hỏa vượng. Vì thế phải có âm để quân bình âm dương trong cơ thể. Sinh địa với công năng thanh nhiệt, lương huyết, dưỡng âm, rất thích hợp dùng để điều trị bệnh tiểu đường. Khổ qua rừng, bên cạnh công năng kiện tỳ như đã nói ở trên, còn có tác dụng bổ âm rất tốt.
Khổ qua rừng cũng được chứng minh qua hàng trăm nghiên cứu trên thế giới về khả năng giúp giảm lượng đường trong máu. Giảm lượng HbA1c và giúp ngăn ngừa các biến chứng tiểu đường. Đặc biệt là biến chứng tim mạch và biến chứng thần kinh ngoại biên.
Khổ qua rừng có chứa các hoạt chất với đặc tính ức chế sự thèm ăn – tương tự như tác dụng của insulin trong não.
Nhóm chống oxy hóa
Nhóm này có ở tảo Spirulina chứa nhiều loại nguyên tố vi lượng, khoáng chất. Sử dụng tảo Spirulina có thể cải thiện một cách hiệu quả chứng “tam đa nhất thiểu” (ăn nhiều, đái nhiều, gầy nhiều) của người bệnh tiểu đường, một tình trạng do dinh dưỡng bị mất đi quá nhiều gây nên.
Tảo Spirulina còn giúp tăng cường dinh dưỡng đồng thời có thể hỗ trợ điều tiết sự trao đổi chất của cơ thể. Tăng khả năng miễn dịch, hồi phục cho những người bị mắc bệnh tiểu đường.
Tảo Spirulina có chứa chất chống oxy hóa tự nhiên Chlorophyll cao hơn so với các loại rau thông thường khác và các protein thực vật, vitamin nhóm B, kẽm,… đặc biệt hữu ích cho những người bệnh tiểu đường type 2 phụ thuộc insulin.
Một số loại thảo dược tốt trị tiểu đường
Cỏ cà ri
Cỏ cà ri có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu. Cỏ cà ri giàu axit amin, hạt của cỏ cà ri có tác dụng làm tăng độ nhạy cảm của cơ thể đối với insulin – hormon giúp hạ đường huyết.
Một nghiên cứu cho thấy, nếu bạn tiêu thụ 25g hạt cỏ cà ri thì có thể kiểm soát tốt lượng đường trong máu sau mỗi bữa ăn. Tuy nhiên, không nên ăn quá nhiều loại hạt này vì nó có thể khiến bạn bị đầy hơi, không tốt cho dạ dày.
Để sử dụng có hiệu quả loại hạt này, bạn nên ngâm khoảng 10gram hạt với nước ấm. Để qua đêm để ăn vào bữa sáng.
Nghệ
Thường xuyên sử dụng nghệ sẽ giúp bạn cân bằng lượng insulin trong cơ thể. Bạn có thể uống nghệ ở dạng tinh bột 2 lần/ngày với mật ong trước hoặc sau bữa ăn.
Mướp đắng
Mướp đắng có tác dụng hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu có hiệu quả. Với một ly nước ép mướp đắng (50-100ml) mỗi ngày, bạn sẽ kiểm soát được khả năng hấp thụ đường trong ruột.
Dây thìa canh
Dây thìa canh có khả năng thay đổi mùi vị của đường chỉ trong một khoảng thời gian ngắn 15-50 phút. Không chỉ vậy, dây thìa canh còn có tác dụng giảm sự hấp thu đường trong ruột và cholesterol.
Nhân sâm
Nhân sâm được biết đến là một loại thảo dược có tác dụng đáng kinh ngạc khi tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể. Đồng thời, làm chậm quá trình hấp thụ carbohydrate. Ngoài ra, nhân sâm còn có khả năng hạ đường huyết từ 15-20%. Các nhà khoa học chi rằng nhân sâm còn có tác dụng vượt ra ngoài một vị thuốc thông thường.
Quả bầu nâu
Quả bầu nâu có tác dụng hạ đường huyết, chống tiểu đường, giúp tuyến tụy sản xuất insulin. Bạn nên sử dụng 500mg bầu nâu mỗi ngày. Tuy nhiên nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để tiêu thụ đúng cách.
Bạch quả
Bạch quả được sử dụng rộng rãi để điều trị tác dụng phụ của bệnh tiểu đường. Đồng thời, giúp cải thiện lưu lượng máu. Bạch quả còn ngăn ngừa bệnh võng mạc đái tháo đường.
Bệnh tiểu đường có thể bắt gặp ở nhiều lứa tuổi, không phân biệt tuổi tác, giới tính. Để điều trị tốt bệnh tiểu đường, một trong những phương pháp hiệu quả nhất là sử dụng các loại thảo dược có nguồn gốc từ thiên nhiên.