Vậy thời gian biến chứng của bệnh tiểu đường kéo dài bao lâu? Những dấu hiệu của bệnh tiểu đường nếu không được kiểm tra và phát hiện sớm thì chỉ sau một thời gian, cơ thể người bệnh sẽ bị tàn phá khủng khiếp bởi những biến chứng, thậm chí có thể dẫn tới cái chết.
Biến chứng cấp tính
Các biến chứng này thường xảy ra đột ngột trong thời gian ngắn, có thể hôn mê, thậm chí rất dễ tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Nguyên nhân chủ yếu là do ăn uống kiêng khem quá mức, quá liều thuốc hạ đường huyết hoặc insulin, không ăn nhưng vẫn dùng thuốc, tập luyện quá sức, uống rượu nhiều,… Bệnh nhân sẽ cảm thấy run rẩy, cồn cào, vã mồ hôi, choáng váng, đánh trống ngực liên hồi.
Biến chứng mạn tính
Không xuất hiện trong một thời gian ngắn như các biến chứng cấp tính. Các biến chứng mạn tính thường xuất hiện từ 10 đến 20 năm sau khi đường huyết cao rõ rệt. Tuy nhiên cũng có những trường hợp thời gian biến chứng của bệnh tiểu đường xuất hiện sớm hơn.
Cụ thể, biến chứng gây tổn thương ở tim mạch là cực kỳ nguy hiểm và rất thường gặp. Phổ biến nhất là gây cao huyết áp, tắc mạch vành tim, xơ cứng động mạch, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim gây bại liệt hoặc tử vong.
Tổn thương thần kinh cũng là biến chứng phổ biến. Và xuất hiện sớm nhất gồm bệnh thần kinh thực vật và thần kinh ngoại biên. Tổn thương thần kinh ngoại biên thể hiện ở việc bệnh nhân tê bì hoặc kim châm, giảm cảm giác, yếu cơ. Các dấu hiệu này thường hay xảy ra ở bàn chân mà cụ thể là gây loét bàn chân.
Ở tổn thương thần kinh thực vật sẽ dẫn đến các biểu hiện da khô, tiêu chảy, loạn nhịp tim, táo bón, đại tiện không kiểm soát được, rối loạn cương dương ở nam hay khô âm đạo ở nữ giới.
Tổn thương thận do hàm lượng đường trong máu luôn cao nên gây tổn thương hàng triệu vi mạch tại thận dẫn đến suy giảm các chức năng bài tiết và lọc của thận gây suy thận.
Giảm thị lực, đục thuỷ tinh thể, mù loà,… cũng là những biến chứng ở mắt thường gặp của bệnh tiểu đường.
Biến chứng tiểu đường
Biến chứng thực sự rất nguy hiểm và thời gian biến chứng của bệnh tiểu đường không quá dài. Tuy nhiên chúng ta hoàn toàn có thể ngăn chặn nếu kiểm soát tốt hàm lượng đường trong máu. Bạn hãy lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tiểu đường.
Để ổn định đường huyết và ngăn chặn những biến chứng của bệnh tiểu đường. Lời khuyên cho bạn là có chế độ dinh dưỡng hợp lý, luyện tập và dùng thuốc theo chỉ định. Bên cạnh đó sử dụng thêm thảo dược phòng biến chứng như mướp đắng, dây thìa canh, sinh địa, linh chi, thương truật, tảo Spirulina, hoài sơn…
Các thảo dược này có tác dụng hỗ trợ điều trị tiểu đường nhờ làm giảm chỉ số HbA1c (Chỉ số đánh giá và kiểm soát biến chứng) giúp phòng ngừa và ngăn chặn biến chứng của bệnh tiểu đường như biến chứng thần kinh ngoại biên, biến chứng tim mạch,…