Với bệnh nhân đái tháo đường (bệnh tiểu đường), nếu lượng đường trong máu không được kiểm soát có thể gây ra cơn đau tim và đột quỵ, cùng với các hậu quả khác. Chính vì thế, người mắc đái tháo đường cần quản lý lượng đường trong máu thông qua lối sống, thói quen và thay đổi chế độ ăn uống phù hợp. Dưới đây là vài thói quen xấu mà bạn nên loại bỏ nếu mắc bệnh đái đường
Không ăn sáng ảnh hưởng đến bệnh đái tháo đường
Bữa sáng là bữa ăn quan trọng trong ngày. Nếu bỏ bữa sáng có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Chính vì thế, người mắc bệnh đái tháo đường nên bắt đầu với một bữa ăn sáng có sự cân bằng hợp lý giữa chất béo, protein, carbs (gồm tinh bột, đường và chất xơ) sẽ giúp kiểm soát lượng đường trong máu và duy trì độ nhạy insulin trong suốt cả ngày.
Thay vào đó, chúng ta chỉ cần dành một ít thời gian ăn sáng với các món như: sữa chua, trúng, bánh mì, ngũ cốc nguyên hạt,… đều là những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, nếu bỏ qua cả bữa trưa hay bữa tối cũng có thể gây hạ đường huyết đột ngột, vì khoảng cách giữa các bữa ăn quá xa có thể gây hạ đường huyết, đặc biệt là đối với những người bị tiểu đường và đang sử dụng các thuốc điều trị bệnh này.
Thường xuyên thức khuya
Thường xuyên thức khuya quá 12h sẽ khiến đường huyết tăng vọt vì ban đêm cơ thể cần thời gian để trao đổi chất, ngủ trễ sẽ làm hoạt động tuyến tụy tiết insulin bị gián đoạn, ảnh hưởng đến chuyển hóa đường trong cơ thể, làm tăng tích tụ chất béo, ngoài ra thức đêm còn khiến cơ thể không kiểm soát được sự thèm ăn. Do đó, khiến bạn không những tăng khả năng bị béo phì, mà còn tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường.
Thức đêm thường tiếp xúc nhiều với ánh sáng nhân tạo từ truyền hình và điện thoại di động. Làm giảm độ nhạy cảm insulin và điều chỉnh lượng đường trong máu kém hơn.
Nếu không ngủ đủ 6-8 giờ mỗi đêm, quá trình chuyển hóa chất béo của cơ thể sẽ bị xáo trộn. Bên cạnh đó, khi ngủ muộn bạn cần phải ăn thêm. Nên lượng thức ăn không được tiêu hóa hết. Lâu dần, điều này sẽ tạo ra mô mỡ tích lũy trong cơ thể. Đây là lý do gây tăng cân, béo phì.
Không ăn đúng thực phẩm
Để kiểm soát lượng đường trong máu, điều quan trọng là bạn phải ăn đúng thực phẩm. Người mắc bệnh đái tháo đường nên tập trung vào chế độ ăn kiêng dựa trên protein và thực phẩm giàu chất xơ như các loại đậu. Những thực phẩm này sẽ giữ mức đường trong máu của bạn trong tầm kiểm soát. Bên cạnh đó người mắc bệnh đái tháo đường không nên uống đồ uống có chứa caffein, nước uống có gas. Vì những loại đồ uống này có thể gây ra sự biến động lớn lượng đường trong máu.
Ngoài ra, ăn quá nhiều protein có thể ảnh hưởng đến lượng đường máu của bạn. Đặc biệt là protein từ thịt đỏ vì có thể có tác động xấu đến sự nhạy cảm insulin. Thịt bò và các loại thịt chế biến khác có hàm lượng chất béo bão hòa cao. Điều này có thể làm gia tăng sự đề kháng insulin ở người bị đái tháo đường.
Cần quan tâm sức khỏe răng miệng
Một sai lầm khác có thể dẫn đến mức đường cao là không quan tâm đến sức khỏe răng miệng. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sức khỏe nướu có liên quan đến mức đường trong máu.
Tích lũy mảng bám trong nướu có thể dẫn đến nhiễm trùng. Nhiễm trùng có thể làm tổn hại hệ thống miễn dịch và tăng mức đường trong máu. Nếu không được điều trị, mảng bám có thể cứng lại và gây sâu răng. Hiện tại vẫn chưa rõ liệu bệnh tiểu đường gây ra sức khỏe răng miệng kém. Hay sức khỏe răng miệng kém gây ra mức đường cao. Vì vậy nếu bị tiểu đường thì nên cẩn thận về sức khỏe răng miệng.
Ngồi lâu và không vận động
Việc vận động ít sẽ khiến cơ thể ta dễ bị tăng cân do năng lượng mỗi ngày không được sử dụng hết sẽ chuyển sang dạng mỡ và glucocen làm cho cơ thể của chúng ta càng ngày càng béo. Mà béo phì lại dẫn đến tình trạng “kháng insulin” khi đó cũng sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
Những người mà béo bụng cũng thuộc nhóm những người có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với những người mắc bệnh béo phì toàn thân.
Ngoài các yếu tố trên thì những người mà thường xuyên hút thuốc là,rượu bia, hay những người mà bị rối loạn giấc ngủ có chất lượng giấc ngủ kém cũng là những người mà dễ mắc tiểu đường tuýp 2.
Không tiếp xúc ánh sáng mặt trời
Là nguyên nhân gây nên tình trạng thiếu vitamin D. Những người bị thiếu hụt vitamin D có nhiều khả năng mắc bệnh tiểu đường type 2 và bệnh tiền tiểu đường, bất kể cân nặng. Theo các nhà nghiên cứu, vitamin từ ánh nắng mặt trời đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của tuyến tụy. Trong đó sản xuất insulin và giúp điều hòa lượng đường trong máu.
Ngoài ra cần chú ý tình trạng dinh dưỡng để cung cấp đủ vitamin D. Nhất là khi bạn ít tiếp xúc ánh sáng mặt trời. Những thực phẩm chứa nhiều vitamin D như cá hồi, ngũ cốc nguyên cám,…