1.Tiền tiểu đường là gì?
Tiền tiểu đường (tiền đái tháo đường) là mức độ đường trong máu cao hơn bình thường nhưng chưa đủ cao để chẩn đoán là bệnh tiểu đường tuýp 2. Trong quá trình phát triển bệnh tiểu đường, “tiền tiểu đường” nằm giữa giai đoạn cơ thể bình thường và giai đoạn bị bệnh tiểu đường. Lượng đường trong máu của bệnh nhân tiền tiểu đường cao hơn giá trị bình thường.
Tiền đái tháo đường vẫn có thể gây hại cho tim và hệ tuần hoàn trong một thời gian dài trước khi xảy ra bệnh đái tháo đường
Bệnh nhân không nên có ý nghĩ an tâm rằng “Tiền tiểu đường không phải là bệnh tiểu đường nên không sao cả”. Bệnh tiền tiểu đường không chỉ có nguy cơ khiến bệnh tiểu đường khởi phát ở người khỏe mạnh lên cao. Mà hiện tượng “xơ cứng động mạch” cũng bắt đầu tiến triển từ giai đoạn nhóm tiền thân của bệnh tiểu đường.
2. Triệu chứng thường gặp ở tiền tiểu đường
Tiền tiểu đường tức là đường huyết lúc đói từ 5.9 – 6.9 mmol/l. Với những bệnh nhân này sẽ được làm nghiệm pháp tăng đường huyết. Cho uống đường, sau 2 tiếng thử lại. Nếu mà vẫn dưới 11 mmol/l là tiền tiểu đường, còn trên 11 mmol/l là tiểu đường thực sự.
Tiền tiểu đường là bệnh diễn biến rất âm thầm và ít có triệu chứng. Nhiều khi người bệnh đi kiểm tra sức khỏe định kỳ thì mới phát hiện ra lượng đường trong máu cao.
Hầu hết các trường hợp, tiền đái tháo đường không có triệu chứng. Một số trường hợp khác xuất hiện các triệu chứng như khát, đi tiểu thường xuyên và nhiều, mệt mỏi và nhìn mờ.
Dấu hiệu phổ biến nữa là thay đổi màu da. Màu da của người bệnh có xu hướng tối màu hơn (gọi là gai đen) đặc biệt là vùng xung quanh cổ, nách, khuỷu tay, đầu gối và khớp ngón tay.
Bạn có thể gặp các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
3. Nguyên nhân gây bệnh tiền tiểu đường
Các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân của bệnh tiền đái tháo đường. Tuy nhiên, một số người cho rằng di truyền học có thể đóng vai trò trong việc làm tăng yếu tố nguy cơ của bạn.
Các gen kiểm soát insulin bị bất thường, làm cơ thể của bạn không sử dụng insulin đúng cách. Từ đó đường sẽ tích tụ trong máu, làm nồng độ đường cao lên. Mỡ thừa cũng có thể dẫn đến bệnh tiền đái tháo đường.
4. Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh tiền tiểu đường
4.1 Chỉ số đường huyết lúc đói
Chỉ số đường huyết lúc đói, như tên gọi của nó, là một xét nghiệm để đo chỉ số đường huyết sau khi lấy mẫu máu của bệnh nhân trong tình trạng đói.
Tiêu chuẩn chỉ số đường huyết lúc đói của bệnh tiền tiểu đường là lúc chưa ăn.
Bệnh nhân phải nhịn bữa sáng vào ngày xét nghiệm. Lượng nước hấp thụ chỉ được giới hạn là nước và trà không chứa đường. Xét nghiệm này là một mục lấy mẫu máu trong khám sức khỏe tổng quát.
Trong hướng dẫn điều trị năm 2016 của Hiệp hội tiểu đường Nhật Bản đã phân loại những người có chỉ số đường huyết lúc đói là “110~126mg/dL” là bệnh tiền tiểu đường.
Tuy nhiên, những người có chỉ số “100~109mg/dL” được phân loại là “giá trị cao bình thường” và được phân biệt với “giá trị bình thường”. Vì bệnh tiền tiểu đường có thể được phát hiện bằng xét nghiệm dung nạp glucose đường uống (OGTT).
Xét nghiệm dung nạp glucose đường uống (OGTT) có thể được thực hiện khi chỉ số đường huyết lúc đói. Chỉ số được phân loại là “bệnh tiền tiểu đường” và “giá trị cao bình thường”.
4.2 Xét nghiệm dung nạp glucose đường uống (OGTT)
Xét nghiệm dung nạp glucose đường uống (OGTT) là một phương pháp xét nghiệm không được thực hiện trong khám sức khỏe tổng quát.
Xét nghiệm này khi bệnh nhân nhịn ăn hơn 10 giờ từ sau bữa tối ngày hôm trước. Tiếp tục tiến hành lấy mẫu máu ở trạng thái đói. Sau đó, bệnh nhân được hấp thụ glucose hòa tan trong nước, tiến hành lấy mẫu máu. Lấy nhiều lần cách từng khoảng thời gian nhất định rồi kiểm tra xem.
Kiểm tra có sự tăng lượng đường trong máu sau bữa ăn không. Sau đó lượng đường trong máu giảm xuống giá trị bình thường không.
Trong xét nghiệm này, có thể phát hiện “bệnh tiểu đường tiềm ẩn” của đối tượng có lượng đường trong máu chỉ tăng sau khi ăn dù lượng đường trong máu thông thường ở mức bình thường.
Xét nghiệm dung nạp clucose đường uống (OGTT) là một xét nghiệm không được thực hiện trong việc khám sức khỏe bình thường. Việc xét nghiệm này sẽ được thực hiện theo chỉ định của bác sĩ chỉ khi cần thiết.
Trường hợp gia đình có người mắc bệnh tiểu đường hoặc bản thân là người béo phì, xét nghiệm OGTT được khuyến khích tiến hành.
5. Cách điều trị và phòng tránh bệnh tiền tiểu đường
5.1 Các phòng tránh bệnh tiền đái tháo đường:
Bệnh tiểu đường hầu như không có triệu chứng cơ năng, và sẽ khó chữa khỏi khi phát bệnh. Tuy nhiên, bệnh tiền tiểu đường, bệnh nhân có thể làm giảm lượng đường trong máu. Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường bằng cách chú ý đến lối sống lành mạnh.
Việc thay đổi chế độ ăn uống, tham gia tập luyện thể dục và vận động thường xuyên. Trong đó hai yếu tố quan trọng nhất là tập thể dục thường xuyên và giảm cân. Nếu bạn thừa cân, tiền đái tháo đường sẽ có nhiều khả năng trở thành bệnh đái tháo đường.
5.2 Cách điều trị tiền đái tháo đường:
Nếu bạn bị tiền tiểu đường, phương pháp điều trị đầu tiên là thay đổi lối sống. Thực hiện các nội dụng sau:
- Có một chế độ ăn uống lành mạnh
- Giảm cân. Giảm 5–10% trọng lượng của bạn có thể tạo ra sự khác biệt rất lớn.
- Tập thể dục hàng ngày. Chọn một bài thể dục mà bạn thích, như đi bộ. Hãy thử hoạt động ít nhất 30 phút mỗi ngày, 5 ngày một tuần. Bạn có thể bắt đầu tập với thời gian ngắn hơn rồi từ từ tập luyện kéo dài lên đến nửa giờ. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi luyện tập.
- Bỏ hút thuốc.
- Điều trị huyết áp cao và cholesterol cao.
- Dùng thuốc theo chỉ dẫn, tùy thuộc vào các yếu tố nguy cơ khác. Bác sĩ có thể kê toa thuốc để hạ cholesterol hoặc huyết áp hoặc giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường.
Bệnh tiền tiểu đường nằm giữa giai đoạn cơ thể bình thường và giai đoạn bị bệnh tiểu đường, còn được gọi là “nhóm tiền thân của bệnh tiểu đường”.
Ở giai đoạn của bệnh tiền tiểu đường, nếu bệnh nhân cải thiện toàn diện lối sống. Chế độ ăn phù hợp kết hợp tập luyện thể thao. Bản thân có thể làm giảm lượng đường trong máu và ngăn chặn sự khởi phát của bệnh tiểu đường. Một khi bệnh tiểu đường phát triển, bệnh nhân phải tiếp tục điều trị để giảm lượng đường trong máu.
Nguy cơ xuất hiện biến chứng tiêu biểu của bệnh tiểu đường giảm đáng kể thì chất lượng cuộc sống cũng sẽ tăng lên. “Phòng ngừa” trước khi bệnh tiểu đường phát triển là điều quan trọng nhất để có thể duy trì một cuộc sống khỏe mạnh.