Trong thời điểm dịch Covid-19, người bị tiểu đường thuộc nhóm đối tượng nguy cơ cao, nếu nhiễm bệnh dễ chuyển biến nặng. Việc tăng cường thực phẩm chứa vitamin A, C, D, E, canxi, kẽm, sắt, selen… và bổ sung lợi khuẩn sẽ có lợi cho hệ miễn dịch, là rất quan trọng. Sau đây là thực đơn cho người tiểu đường nâng cao sức đề kháng phòng Covid-19
Nguyễn tắc chung xây dựng thực đơn
Chế độ dinh dưỡng cho người mắc bệnh tiểu đường không chỉ cần đa dạng, đủ bữa, đủ chất. Và cân đối, giàu chất xơ, hạn chế thực phẩm có chỉ số đường huyết cao với các mức năng lượng phù hợp hoạt động thể lực, mà trong mùa dịch bệnh còn cần ưu tiên chọn lựa các thực phẩm giúp tăng cường hệ miễn dịch.
Bữa ăn trong ngày cần phân bố hợp lý với ba bữa chính kèm một đến hai bữa phụ. Bữa chính nên cách bữa phụ hai đến ba tiếng và ăn đúng giờ. Bệnh nhân tiểu đường có thể sống chung lâu dài với bệnh và hạn chế biến chứng nếu kiểm soát đường huyết ổn định. Với đường huyết khi đói trong khoảng 80-120mg/dL và đường huyết bất kỳ nên dưới 180mg/dL.
Để cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể, người bệnh cần biết nhu cầu năng lượng trong ngày. Nhu cầu năng lượng được tính dựa vào cân nặng lý tưởng (CNLT), giới tính. Và mức hoạt động thể lực với chỉ số khối cơ thể BMI lý tưởng trong khoảng từ 21 tới 22.
Ví dụ: cân nặng lý tưởng của người cao 1m6: 1,6 x 1,6 x 21-22 = 54-56 kg. Sau khi xác định cân nặng lý tưởng, ta cần xem xét mức hoạt động thể lực và giới tính để tính nhu cầu năng lượng phù hợp
Cần ăn vừa đủ nhu cầu và cân đối theo khuyến nghị với 50-60% năng lượng từ bột đường. Với 14-20% năng lượng từ chất đạm, 20-25% năng lượng từ chất béo. Nên chọn các loại ngũ cốc nguyên hạt để có thể nhận đủ 20-22g chất xơ mỗi ngày.
Thực đơn bữa sáng
Bữa sáng quan trọng nhất trong ngày do cơ thể cần nạp năng lượng sau đêm dài. Và người bị tiểu đường rất cần ăn sáng đầy đủ vì nếu bỏ bữa dễ bị hạ đường huyết. Bữa sáng cần chiếm khoảng 25-30% tổng nhu cầu năng lượng mỗi ngày tương đương khoảng 350-400 kcal nếu tính theo tổng năng lượng 1.400 kcal một ngày.
Thực đơn sáng nên thay đổi đa dạng trong tuần như bánh ướt chả thịt, bánh canh thịt heo, phở gà, há cảo, hoành thánh, cơm hoặc cháo gạo lứt hay yến mạch… Bún, miến, phở thuộc nhóm tinh bột có chỉ số đường huyết trung bình và thấp nên có thể dùng trong bữa sáng. Bánh mì trắng, xôi nếp, cà phê có đường, đồ ngọt… có GI cao ≥ 70 cần hạn chế. Các loại ngũ cốc nguyên hạt như bánh mì đen, yến mạch… nên dùng vì chứa nhiều chất xơ.
Thực đơn bữa trưa và cơm chiều
Nguyên tắc lựa chọn thực đơn
Năng lượng đến từ bữa trưa nên khoảng 30-35%, tương đương 400-500 kcal. Và bữa chiều cần 25-30%, tương đương 350-400 kcal với thực đơn 1.400 kcal một ngày.
Bữa trưa và chiều cũng cần đa dạng và đổi món với các món mặn, rau, canh và tráng miệng. Chất bột đường nên chọn loại có hàm lượng chất xơ cao, ví dụ như gạo ít chà xát, gạo mầm, gạo lứt…. Có thể ăn cơm một chén vừa (khoảng 130 gam) mỗi bữa.
Món mặn không thể thiếu nhóm chất đạm từ thịt, cá, tôm, trứng, hải sản, đậu đỗ, đậu hũ, nấm… Đạm chính là nguyên liệu cần cho khối cơ, giúp tạo kháng thể cho hệ miễn dịch. Và còn chứa nhiều các dưỡng chất quý như kẽm, sắt… Người tiểu đường nên ăn lượng đạm vừa đủ, nếu có biến chứng suy thận cần giảm đạm theo hướng dẫn của bác sĩ.
Lưu ý khi chọn thực đơn
Mỗi bữa chính, người bệnh có thể ăn 50 gam thịt nạc hoặc cá nạc hoặc 60 gam cá mỡ. Hoặc 100 gam cá nguyên con hoặc một miếng đậu hủ 100 gam… Và nên cân bằng giữa đạm từ động vật và thực vật. Trong nhóm đạm, cá tốt hơn thịt vì vậy nên dùng ít nhất ba lần cá mỗi tuần.
Người tiểu đường cần chọn các chất béo không no tốt cho sức khỏe. Đặc biệt là omega-3 và omega-6 từ nguồn dầu thực vật (trừ dầu dừa, dầu cọ), cá béo. Và các loại hạt như hạnh nhân, óc chó, hướng dương, đậu phộng, hạt điều…
Các loại cá béo như cá hồi, cá trích, cá thu… không chỉ cung cấp chất đạm mà còn giàu omega-3, DHA giúp cân bằng hệ miễn dịch. Các chất béo không no đa nối đôi như MUFA, PUFA còn giúp ổn định huyết áp và giảm biến chứng tim mạch.
Nhóm rau củ quả cung cấp vitamin và khoáng chất trong bữa trưa. Buổi chiều cũng cần thay đổi thường xuyên để vừa giúp cung cấp đủ chất vừa đỡ ngán. Ngoài rau củ nấu canh, có thể chế biến thêm các món salad trộn, rau củ luộc hoặc xào.
Các loại rau lá màu xanh đậm, củ quả màu đỏ, cam, vàng, giá đỗ… giàu vitamin E. Và tiền vitamin A giúp bảo vệ tế bào khỏi bị tổn thương, làm chậm lão hóa. Tăng sức đề kháng của cơ thể chống các bệnh nhiễm khuẩn và virus. Vitamin C có nhiều trong bông cải, ớt chuông, họ cam quýt, bưởi, táo, dâu, kiwi, ổi, thanh long… cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch.
Thực đơn cho bữa phụ
Bữa phụ nên chiếm 5-10% tổng năng lượng cả ngày. Và nếu người bệnh đang dùng insulin thì cần có bữa phụ vào buổi tối trước khi đi ngủ để tránh hạ đường huyết vào ban đêm.
Sữa, sữa chua không đường kèm trái cây hay hạt đều lý tưởng cho các bữa phụ. Sữa chua giúp bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột, có lợi hệ miễn dịch trong việc tăng sức đề kháng. Người bệnh nên chọn loại sữa chuyên biệt có GI thấp dành cho bệnh tiểu đường
Người tiểu đường tuýp 2 thường đi kèm với béo phì, loãng xương do lớn tuổi, ít vận động, lại thường kém dung nạp với đường lactose có trong sữa nên khi uống sữa dễ bị đau bụng, tiêu lỏng. Nhưng nếu chỉ ăn đủ mà không bổ sung sữa thì người tiểu đường sẽ dễ bị thiếu canxi, tăng tình trạng loãng xương.
Vì vậy, bên cạnh việc kiểm soát năng lượng ăn vào, lượng đường, đạm, béo, chất xơ… người bệnh cũng cần chọn cho mình các loại sữa chuyên biệt phù hợp dành cho tiểu đường. Với thành phần năng lượng thấp để không bị tăng cân và lactose thấp để không gây rối loạn tiêu hóa. Sản phẩm sữa cũng cần giàu canxi, vitamin K2, D3 để giúp tăng hấp thu canxi.
Có thể nói chế độ ăn cho người tiểu đường là một chế độ ăn uống lành mạnh. Ngay cả người bình thường cũng nên áp dụng để giúp duy trì sức khỏe, tăng sức đề kháng, phòng nhiều bệnh tật. Nhất là trong thời điểm đang có dịch Covid-19 như hiện nay.