Các loại thuốc điều trị tiểu đường tuýp 2 bạn nên biết

Các loại thuốc điều trị tiểu đường tuýp 2 bạn nên biết

Đối với bệnh nhân đái tháo đường type 2 nên kết hợp sử dụng nhiều loại thuốc điều trị đái tháo đường để tăng hiệu quả trị bệnh. Và đó cũng là cách để kiểm soát tình trạng nhờn thuốc sau 1 thời gian sử dụng. Vậy các loại thuốc điều trị tiểu đường tuýp 2 là những loại nào? Cùng tieuduong.net xem ở bài viết dưới đây.

Các loại thuốc điều trị tiểu đường tuýp 2

Mục tiêu sau cùng của tất cả các loại thuốc điều trị tiểu đường type 2 đó chính là cân bằng lại đường huyết, duy trì lượng đường trong máu ở mức an toàn cho phép. Và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm do tiểu đường gây ra như biến chứng tim mạch, thận, mát, thần kinh. Dưới đây là 1 số các nhóm thuốc điều trị tiểu đường tuýp 2:

1. Thuốc điều trị tiểu đường tuýp 2 Sulfonylurea (SU)

Nhóm thuốc này bao gồm các loại thuốc như: (Gliclazide (Glimicron,…), Glibenclamide (Euglucon, Daonil,…), Glimepiride (Amaryl),…)

  • Thời gian tốt để dùng thuốc: Nếu uống 1 lần thì uống vào buổi sáng, nếu 2 lần/ngày thì uống trước hoặc sau bữa ăn sáng và tối.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Gây hạ đường huyết vì thuốc có tác dụng quá mạnh, và có thể kèm theo các triệu chứng rối loạn chức năng gan, thiếu máu, phát ban, tăng cân. Nên bạn cần chú ý liều lượng khi uống.

2. Thuốc thúc đẩy sự tiết insulin tác dụng nhanh

Nhóm thuốc chữa tiểu đường tuýp 2 bao gồm: Nateglinide (Starsis, Fastic), Mitiglinide calcium hydrate (Glufast), Repaglinide (Surepost))

  • Thời gian tốt để dùng thuốc: Cần uống ngay trước mỗi bữa ăn.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Thời gian tác dụng ngắn nên có thể không làm hạ đường huyết giữa các bữa ăn mà có thể làm hạ đường huyết nếu không ăn sau khi uống. Bên cạnh đó còn có thể có các triệu chứng khác như đầy bụng, phân lỏng, mẩn ngứa, rối loạn chức năng gan,… sau khi dùng thuốc.

3. Thuốc ức chế enzym Alpha- glucosidase

Nhóm thuốc này bao gồm các loại thuốc như: (Acarbose (Glucobay), Voglibose (Basen), Miglitol (Seibule))

  • Thời gian tốt để dùng thuốc: Cần uống ngay trước mỗi bữa ăn.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Vì là nhóm thuốc gây ức chế nên sau khi dùng có thể khiến bạn bị đầy hơi, xì hơi, đau bụng/ tiêu chảy/ táo bón bởi sự tiêu hóa chậm. Hơn nữa nhóm thuốc này còn có thể gây rối loạn chức năng gan.

4. Thuốc Biguanide (thuốc BG)

Thuốc Biguanide (thuốc BG)
Thuốc Biguanide (thuốc BG)

Nhóm thuốc chữa tiểu đường tuýp 2 bao gồm: (Metformin hydrochloride (Metgluco, Glycoran), Buformin hydrochloride (Dibetos)).

  • Thời gian tốt để dùng thuốc: Số lần được chỉ định là 2 hoặc 3 lần sau mỗi bữa ăn.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Sau khi dùng thuốc bạn có thể có các cảm giác chán ăn, khó tiêu, tiêu chảy. Có 1 số trường hợp bị nhiễm toan lactic cần điều trị. Nếu bạn bị các triệu chứng này mà không có dấu hiệu cải thiện thì nên tìm gặp bác sĩ ngay để có biện pháp điều trị kịp thời.

5. Thuốc chữa tiểu đường type 2 Thiazolidine

Nhóm thuốc này bao gồm các loại thuốc như: (Pioglitazone Hydrochloride (Axtos))

  • Thời gian tốt để dùng thuốc: 1 ngày 1 lần trước hoặc sau bữa sáng.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Phụ nữ là đối tượng hay bị gặp tác dụng phụ này với triệu chứng là phù (sưng) và cân nặng có thể tăng đột ngột. Và người bị bệnh tim cũng nên cần đặc biệt chú ý bởi  tình trạng phù nề nghiêm trọng sẽ gây áp lực cho tim. Ngoài ra, thuốc cũng có gây rối loại các chức năng của gan trong quá trình dùng thuốc, nên hãy thật cẩn thận khi dùng thuốc.

6. Nhóm thuốc ức chế DPP 4

Nhóm thuốc chữa tiểu đường tuýp 2 bao gồm: (Sitagliptin phosphate hydrate (Glactiv, Januvia), Vildagliptin (Equa), Alogliptin benzoat (Nesina), Linagliptin (Trazenta), Teneligliptin hydrobromide hydrate (Tenellia), Anaglyptine (Suiny), Saxagliptin Hydrate (Onglyza), Trelagliptin succinate (Zafatek), Omarigliptin (Marizev))

  • Thời gian tốt để dùng thuốc: Uống 1 ngày 1 hoặc 2 lần, cũng có loại uống 1 lần 1 tuần.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Tác dụng chính của nhóm thuốc này là thúc đẩy tiết insulin chỉ khi lượng đường trong máu cao, nên nếu chỉ dùng thuốc này thì bạn sẽ không phải quá lo về tình trạng hạ đường huyết. Đây là loại thuốc ít có tác dụng phụ nhưng nếu bạn dùng kết hợp với các loại thúc đẩy tiết insulin khác (chủ yếu là thuốc SU) thì có thể gây ra hạ đường huyết.

7. Nhóm thuốc ức chế SGLT2

Nhóm thuốc này bao gồm các loại thuốc như: (Ipragliflozin L – Proline (Suglat), Dapagliflozin propylene glycolate hydrate (Farxiga), Luseogliflozin hydrate (Lusefi ), Tofogliflozin hydrate (Apleway, Deberza), Canagliflozin hydrate ( Canaglu), Empagliflozin (Jardiance))

  • Thời gian tốt để dùng thuốc: 1 lần/ ngày trước hoặc sau bữa sáng.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Đi tiểu nhiều lần, gây mất khát nước, mất nước nhất là nếu dùng trong mùa hè và người cao tuổi thì bạn cần thật cẩn trọng. Ngưng dùng thuốc ngay nếu mất nước không thể kiểm soát. Đặc biệt ở phụ nữ còn có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu.

Một số lưu ý khi dùng thuốc tiểu đường tuýp 2

Thuốc chữa tiểu đường type 2 nên dùng khi nào?

Liệu pháp kết hợp ăn uống và vận động vẫn luôn được ưu tiên hàng đầu trong điều trị tiểu đường tuýp 2. Tuy nhiên, nếu lượng đường và sức khỏe không được cải thiện thì cần dùng đến liệu pháp điều trị bằng thuốc theo đơn của bác sĩ. Thời gian tiêu chuẩn theo dõi là 3 tháng.

Tiểu đường type 2 cần dùng thuốc khi nào?
Tiểu đường type 2 cần dùng thuốc khi nào?

Các trường hợp dùng thuốc chữa tiểu đường type 2:

  • HbA1c < 9% nên dùng 1 thuốc hạ đường huyết.
  • HbA1c > 9% nên dùng 2 thuốc điều trị tiểu đường tuýp 2 phối hợp nhưng 2 thuốc điều trị tiểu đường này cần khác nhóm.
  • HbA1c > 10% và đường huyết lúc đói > 300 mg/dl nên chuyển từ thuốc uống sang thuốc tiêm insulin.

(HbA1c – chỉ số phản ánh tình trạng kiểm soát đường của bệnh nhân liên tục trong 3 tháng)

Tiểu đường type 2 ngưng dùng thuốc?

Sau 1 thời gian dùng các loại thuốc điều trị tiểu đường type 2 có thể tạm ngưng dùng thuốc. Nếu mà đường huyết lúc đói < 6.5 mmol/l, HbA1c < 6% liên tục trong khoảng từ 3 đến 6 tháng.

Tuy nhiên, để không bị tái phát hoặc có những biến chứng khác thì bệnh nhân tiểu đường type 2 cần duy trì cho mình được lối sống lành mạnh, chế độ ăn, luyện tập. Hoặc kiểm tra đường huyết thường xuyên tại nhà hoặc các cơ sở y tế.

Hy vọng các loại thuốc điều trị tiểu đường tuýp 2 trên đây giúp bạn hiểu rõ hơn về việc dùng thuốc sao cho hiệu quả với tình trạng sức khỏe của mình. Nếu cần trao đổi thêm về các loại thuốc điều trị tiểu đường tuýp 2 của riêng bạn, hãy gặp bác sĩ để được thăm khám kê đơn cụ thể nhé.

Bạn muốn tìm hiểu thêm Chia sẻ chế độ ăn cho người bệnh tiểu đường tuýp 2