Người bệnh tiểu đường ăn bơ được không? Người bệnh tiểu đường có thể ăn bơ vì loại quả này có tác dụng làm giảm đường huyết một cách an toàn nhờ một phân tử chất béo có tên là Avocatin B. Cụ thể như nào thì cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé!
Bơ là một loại trái cây xanh tự nhiên chứa nhiều vitamin, chất dinh dưỡng và chất béo tốt cho tim mạch. Qủa bơ tuy có chứa nhiều chất béo nhưng đều là chất béo có lợi và tốt cho người bị bệnh tiểu đường. Nếu bạn bị tiểu đường thì việc thêm bơ vào thực đơn sẽ không chỉ giúp bạn giảm cân, giảm lượng cholesterol mà còn giúp tăng độ nhạy insulin.
Bệnh tiểu đường ăn bơ được không?
Tiểu đường có ăn được quả bơ không? Để điều trị bệnh tiểu đường thì kiểm soát các chỉ số đường huyết là rất quan trọng. Các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường luôn khuyến cáo bệnh nhân của mình lựa chọn những loại thực phẩm chứa ít carbohydrat, đường và khuyến nghị dùng những thực phẩm giúp kiểm soát sự tăng vọt của đường huyết.
Thật tốt khi trái bơ đã đáp ứng cả hai yêu cầu này. Cụ thể hàm lượng carbohydrat có trong trái bơ như sau:
- Một quả bơ cỡ trung bình chứa khoảng 17g carbohydrat. So sánh với một quả táo có 25g carbohydrat và một quả chuối có 27g.
- Một phần ăn 1 ounce (38g), tương đương khoảng một phần năm trái bơ, chỉ chứa 3g carbohydrat và chưa đến 1g đường.
Với hàm lượng rất ít carbohydrat, người bệnh tiểu đường có lẽ không cần phải lo lắng về việc quả bơ làm tăng lượng đường huyết trong máu. Nhưng cũng không nên ăn quá nhiều 1/2 quả bơ một lần trong ngày là tốt nhất.
Công dụng của bơ trong điều trị tiểu đường
Người tiểu đường có ăn được bơ không? Trong mỗi trái bơ đều có 71% chất béo không bão hòa đơn, 13% không bão hòa đa và 16% chất béo bão hòa. Với tỉ lệ % chất béo không bão hòa trái bơ cung cấp cho người bị tiểu đường những công dụng tuyệt vời sau:
- Giúp giảm cholesterol và kiểm soát đường huyết ở những người mắc bệnh tiểu đường type 2.
- Chế độ ăn nhiều bơ sau 7 ngày có kết quả: Giảm 17% ở bệnh nhân tăng cholesterol máu, giảm 22% LDL và triglyceride, và tăng 11% cholesterol HDL (tốt).
- Cải thiện kiểm soát đường huyết, giảm tăng insulin máu và giảm nồng độ lipid huyết tương ở bệnh nhân tiểu đường type 2 vì bơ có nhiều chất xơ cả hòa tan, không hòa tan và một lượng chất xơ ăn vào cao. Đặc biệt là loại hòa tan, trên mức được khuyến nghị bởi ADA.
- Tốt cho sức khỏe tim mạch, đặc biệt đối với bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ cao mắc tất cả các loại vấn đề về mạch máu.
- Làm tăng độ nhạy insulin và vận chuyển glucose GLUT4 vào các tế bào.
- Tác dụng tốt với giảm cân, sức khỏe tim mạch, trên thực tế, trọng lượng cơ thể BMI và chu vi vòng eo được tìm thấy thấp hơn ở những người thường xuyên ăn bơ.
Ăn bơ như thế nào thì tốt cho người tiểu đường?
Với những công dụng tuyệt vời của quả bơ đối với người tiểu đường thì bạn hãy thêm quả bơ vào trong thực đơn của mình. Không chỉ làm tăng độ nhạy của insulin mà quả bơ còn còn chứa các acid béo không no, giúp giảm cholesterol máu, giảm nguy cơ tim mạch và đột quỵ ở người tiểu đường.
Cách ăn bơ tốt cho người bị tiểu đường:
- Ăn quả bơ trực tiếp, không thêm đường hay sữa, mỗi lần ăn 1/4 quả khoảng 50g.
- Làm sinh tố bơ: mỗi lần 1/4 quả khoảng 50g, xay cùng với đá và cho một chút đường hoặc sữa ăn kiêng, với số lượng khoảng 1 thì cà phê nhỏ, hoặc chỉ cần xay với đá.
- Làm salad bơ: ⅕ quả bơ bỏ vỏ thái thành hình hạt lưu và trộn với rau củ quả ít ngọt khác cùng nước xốt dấm trộn để sử dụng.
- Bài thuốc giúp điều trị tiểu đường bằng bơ: Thịt bơ: 2 thìa canh, Nước ép rau bina: 3 thìa.
- 2 thìa bơ, 50g cải bó xôi. Cách thực hiện: Cải bó xôi ép lấy nước sau đó trộn với 2 thìa thịt bơ để xay thành sinh tố.
- Người tiểu đường có được ăn bơ với sữa không? Câu trả lời là có thể nhưng phải là sữa không đường bạn nhé.
Bài viết trên đã giải đáp cho bạn được câu hỏi người tiểu đường có ăn bơ được không? Bơ rất tốt cho sức khỏe của người bệnh tiểu đường, bởi bơ vừa giúp vừa giúp kiểm soát đường huyết, vừa phòng tránh các biến chứng tim mạch, vậy hãy thêm ngay bơ vào thực đơn của mình loại quả tốt này nhé.
Bạn muốn tìm hiểu thêm về Có thể dùng saffron trị tiểu đường được hay không?