Mít có vị ngọt tự nhiên, vậy thì bệnh nhân tiểu đường ăn mít được không? Mít mang lại những lợi ích gì và người bệnh tiểu đường cần lưu ý những gì khi ăn mít. Cùng tìm hiểu nhé!
Bệnh tiểu đường có ăn được mít không?
Tuy là trái cây có vị ngọt nhưng chỉ số đường huyết trung bình của mít ở khoảng 50-60. Mít có chứa protein và chất xơ, cả 2 chất này đều góp phần làm giảm chỉ số đường huyết của mít, làm chậm quá trình tiêu hóa và giữ cho đường trong máu tăng nhanh.
Chính vì thế người mắc tiểu đường có thể ăn mít nhưng cần có chế độ ăn mít hợp lý để không gây nguy hại cho cơ thể.
Ngoài ra, bệnh tiểu đường có ăn được hạt mít không? Cũng giống như mít thì người tiểu đường có thể ăn vì trong hạt mít cũng chứa lượng tinh bột kháng và chất xơ đáng kể, giúp bạn kiểm soát được cơn đói, cải thiện hoạt động tiêu hóa, giảm lượng đường trong máu và độ nhạy của insulin.
Những lợi ích của mít trong điều trị tiểu đường
Người bệnh tiểu đường có ăn được mít không? Người mắc tiểu đường có thể bởi trong mít có những lợi ích mà chúng ta không thể bỏ qua.
Giá trị dinh dưỡng của mít
Thuộc họ thực vật Moraceae, có vỏ ngoài nhọn, màu xanh hoặc vàng, và là loại quả có trọng lớn có thể lên đến 35kg.
Tùy vào trọng lượng của quả mít mà có lượng calo tương ứng, nhưng trung bình thì 1 quả mít có chứa khoảng155 calo, khoảng 92% lượng calo đến từ carbs, phần còn lại đến từ protein và một lượng nhỏ chất béo. Ngoài ra, mít còn một số các vitamin, khoáng chất và chất xơ mà cơ thể bạn cần như protein, đường thiên nhiên, kali, sắt, magie, canxi, chất xơ, nhóm vitamin B (gồm vitamin B1, B2, B6), vitamin C… Nên mít thực sự là 1 loại trái cây bổ dưỡng cho sức khỏe con người.
Hiệu quả điều trị bệnh tiểu đường của mít
- Có tác dụng hỗ trợ giảm cân: Là trái cây có vị ngọt nhưng lại ít calo, không có chất béo và tinh bột nên mít được lựa chọn làm thực phẩm giúp giảm cân. Hơn nữa trong mít có nhiều chất xơ, giúp làm giảm nguy cơ bị táo bón, giúp đường tiêu hóa tốt hơn, ăn uống cũng hiệu quả hơn.
- Ngăn ngừa ung thư: Chất phytonutrient, lignans và saponin được tìm thấy trong mít có thể làm giảm nguy cơ gây ung thư, làm chậm quá trình phát triển của các tế bào ung thư.
- Giảm viêm nhiễm: Mít có thể giúp chúng ta chống và giảm chứng sưng tây, giảm viêm phế quản, hen suyễn, viêm phổi cấp, viêm tuyến vú, viêm khớp, viêm loét trên da…
- Kiểm soát huyết áp và tốt cho tim mạch:100 gram mít có khoảng 303 miligram kali giúp cân bằng và ổn định được huyết áp, đặc biệt là những người bệnh mắc chứng huyết áp cao có thể dẫn đến đột quỵ.
- Ăn mít thường xuyên còn có thể giúp cải thiện cục bộ tuần hoàn máu, rất tốt cho tim mạch, tránh nguy bị cơ đột quỵ bất ngờ.
Bị tiểu đường nên ăn mít như thế nào?
- Mít có nhiều lợi ích đối với sức khỏe của chúng ta để cả với người bệnh tiểu đường. Nhưng ở người bệnh tiểu đường thì không nên ăn mít quá nhiều vì chúng có chứa nhiều carbohydrate.
- Bạn có thể bổ sung 30gr mít non (đã sấy khô) trong một ngày, thay thế cho 1 chén cơm (khoảng 250gr) để cảm thấy no lâu hơn, giảm cảm giác thèm ăn vặt. Ngoài ra cũng có thể thêm mít non vào các món cà ri, soup, xào với rau… để thay thế cho các món gạo trắng, bún, miến, phở nhiều tinh bột.
- Mít chín sẽ ngọt nên có lượng đường cao hơn, vì thế người bệnh tiểu đường cần lưu ý không ăn quá nhiều mít chín. Chỉ nên ăn khoảng 1 – 2 miếng/ 1 lần để không bị ảnh hưởng đến đường huyết.
- Khi đang sử dụng các loại thuốc giúp kiểm soát đường huyết mà muốn ăn mít thì bạn nên trao đổi với bác sĩ trước khi ăn, để không làm mất tác dụng của thuốc.
Tiểu đường có ăn được mít không? Như đã nói ở trên, mít giúp giảm cân và kiểm soát đường huyết nên mít cũng có giá trị nhất định với người bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, đối với người bệnh tiểu đường thì cần phải xem xét thêm bệnh của mình đang ở mức độ nào và cần trao đổi với bác sĩ về liều lượng và cách ăn mít để đảm bảo an toàn.
Bạn muốn biết thêm về: Những người mắc bệnh tiểu đường ăn bơ được không?