Tiểu đường có ăn được mì tôm không là một câu hỏi nhiều bệnh nhân tiểu đường quan tâm. Với chế độ dinh dưỡng cần cẩn trọng như bệnh tiểu đường thì việc ăn gì rất quan trọng.
Lối sống công nghiệp khiến nhiều người buộc phải ăn nhanh uống nhanh để kịp làm việc. Rất nhiều trong số đó phải bỏ bữa sáng để kịp giờ làm. Số còn lại thì chọn đồ ăn nhanh và bỏ qua giá trị dinh dưỡng. Người mắc tiểu đường không phải ngoại lệ. Trong số các món ăn nhanh thì mì tôm là món ăn khá quen mặt. Người tiểu đường chắc chắn cũng có lúc bận rộn và muốn dùng món ăn nhanh này. Vì vậy, câu hỏi tiểu đường có ăn được mì tôm không được quan tâm rất nhiều.
Dưới đây là những giải đáp khoa học cho câu hỏi bệnh tiểu đường có ăn được mì tôm không.
Thành phần và ảnh hưởng của mì tôm đến sức khỏe
Thành phần trong mì tôm
Mì tôm hay còn gọi là mì gói là một loại đồ ăn nhanh. Hầu hết các loại mì tôm đều được chiên qua dầu, thậm chí là chiên nhiều lần nên đều đã mất hết chất dinh dưỡng. Trong quá trình này, mì tôm còn có một hàm lượng các chất béo chuyển hóa.
Loại chất béo này vốn được biết đến là làm giảm lượng cholesterol tốt cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra, chất béo này sẽ tạo cơ hội hình thành cholesterol xấu cho cơ thể. Quá trình này không tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Trong mì tôm chủ yếu là chất béo và bột mì. Loại thực phẩm này cũng không có các chất dinh dưỡng cơ bản mà cơ thể cần. Mì tôm còn chứa lượng lớn muối gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiểu đường.
>>> Đọc thêm: Giải đáp thắc mắc: Ăn mặn có bị tiểu đường không?
Ảnh hưởng đến cơ thể nếu ăn mì tôm thường xuyên
Dù là người khỏe mạnh nếu ăn mì tôm quá thường xuyên cũng bị ảnh hưởng sức khỏe. Do cơ thể thiếu chất có thể dẫn đến chóng mặt, tim đập nhanh, mệt mỏi,… Đồng thời, lượng chất béo và calo sẽ liên tục tăng cao. Nếu không thể khắc phục kịp thời thì dễ gây béo phì, biến chứng tim mạch, cholesterol tăng cao. Mì tôm còn khiến da dẻ xấu đi, khiến da bị lão hóa sớm.
>>> Có thể bạn quan tâm: Người mắc bệnh tiểu đường ăn cháo được không?
Tiểu đường ăn mì tôm được không?
Bệnh nhân tiểu đường không nên ăn mì tôm bởi những tác động xấu kể trên. Khi thiếu chất, cơ thể không thể cân bằng dinh dưỡng. Từ đó, ảnh hưởng xấu đến quá trình hạ đường huyết của cơ thể bệnh nhân tiểu đường. Vì thế, câu trả lời cho việc bệnh tiểu đường ăn được mì tôm không là không. Đây là loại thực phẩm có quá nhiều tác động xấu đến sức khỏe. Người khỏe mạnh ăn nhiều mì tôm cũng bị ảnh hưởng. Mà người tiểu đường thì càng nên hạn chế tối đa loại thực phẩm này.
Ngoài mì tôm có thể sử dụng các loại mì khác cũng tiện loại và tốt cho sức khỏe hơn. Bữa sáng nhanh gọn cũng có thể dùng sữa chua ăn cùng hạt chia và hoa quả. Hoặc chọn bột ngũ cốc nguyên chất cũng rất tiện lợi và nhanh chóng, lại tốt cho sức khỏe của người tiểu đường. Cơm gạo lứt cùng muối mè cũng là bữa sáng hợp với chế độ dinh dưỡng của người tiểu đường.
>>> Đọc thêm: Người tiểu đường uống sữa Ensure được không?
Như vậy, chúng tôi đã trả lời được cho bạn câu hỏi tiểu đường có ăn được mì tôm không. Người mắc tiểu đường cần có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và luyện tập đặc biệt. Tốt nhất là nên xin lời khuyên từ bác sĩ để có chế độ dinh dưỡng hợp với mình nhất.