Do có chế độ ăn uống cần cẩn trọng nên nhiều người mắc tiểu đường sẽ thắc mắc tiểu đường có ăn lạc được không? Trong số những thực phẩm có lợi cho người tiểu đường, không thể bỏ qua các loại hạt.
Người tiểu đường cần kiểm soát tốt đường huyết và các chỉ số sức khỏe khác. Do đó, khi mắc tiểu đường, bệnh nhân phải ăn uống khoa học hơn. Các nhóm thực phẩm đều có những mặt lợi và hại với người tiểu đường. Trong đó, xuất hiện thường xuyên nhất là nhóm các loại hạt. Nhìn chung, các loại hạt đều có lợi với người mắc tiểu đường.
Dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp câu hỏi tiểu đường có ăn lạc được không. Để từ đó, bệnh nhân tiểu đường đưa ra lựa chọn thực phẩm phù hợp với mình.
Tiểu đường có ăn lạc được không?
Trước khi trả lời cho câu hỏi bệnh tiểu đường có ăn lạc được không, cần làm rõ vài điều. Về chế độ ăn uống của người tiểu đường phải luôn có các thực phẩm lành mạnh. Nê ưu tiên rau, ngũ cốc nguyên hạt ít muối, ít đường, chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa.
>>> Có thể bạn quan tâm: Cách điều trị tiểu đường bằng mướp hương hiệu quả
Thành phần dinh dưỡng của hạt lạc
Hạt lạc chứa nhiều chất dinh dưỡng. Trong lạc có từ 44% – 56% là chất béo. Tuy nhiên chất béo đều là loại không bão hòa, chất béo đơn. Đây là nhóm chất béo tạo nên axit oleic và linoleic, thuộc nhóm chất béo lành mạnh.
Ngoài ra, lạc carbohydrate của lạc chỉ chiếm từ 13% – 16%. Nhưng nhờ giàu tính đạm, ít đường, giàu chất béo lành mạnh nên lạc có chỉ số đường thấp. Ngoài ra trong lạc cũng có đậm. Với khoảng gần 30% calo, lạc được coi là loại hạt giàu đạm. Tuy nhiên trẻ nhỏ nên lưu ý vì có thể có trẻ bị dị ứng với lạc.
Lạc còn là nguồn cung vitamin và khoáng chất dồi dào với niacin, magie, vitamin E, thiamin, phốt pho,…
>>> Đọc thêm: Top đầu các loại thực phẩm tốt dành cho người tiểu đường
Công dụng của củ lạc với bệnh tiểu đường
Lạc có thể bảo vệ tim mạch rất tốt. Nhờ chứa nhiều magie, đồng, axit, oleic và chất chống oxy, lạc giúp cân bằng nội tiết tố. Đồng thời lạc giúp giảm cholesterol. Các vitamin và khoáng chất này đều cải thiện sức khỏe tim mạch.
Chất béo trong lạc còn có thể cải thiện tình trạng phổi, giảm chứng ho hen, đờm, ho ra máu. Với các chất như catechin hoặc lysine, lạc giúp chống lão hóa hiệu quả.
Bệnh tiểu đường có ăn lạc được không?
Lạc có nhiều dinh dưỡng cho cơ thể. Giàu đạm, ít đường, giàu chất béo có lợi, chất xơ và chỉ số đường thấp. Nhờ đó mà lạc thích hợp với người bị tiểu đường.
Có những hiểu lầm về việc lạc làm tăng nguy cơ tiểu đường tuýp 2. Nhưng để trả lời cho câu hỏi tiểu đường có ăn lạc được không thì là có. Đại học Harvard đã đăng trên tạp chí Hội Y khoa Mỹ về tác dụng của lạc với người tiểu đường.
Lạc còn giảm cơn thèm ăn do có thành phần dinh dưỡng đa dạng. Khi ăn lạc, cảm giác no kéo dài giúp giảm nguy cơ tăng cân, béo phì dẫn đến tiểu đường.
>>> Đừng bỏ lỡ: Cách bổ sung thực phẩm vào bữa tối cho người tiểu đường
Lưu ý chung về lạc với người tiểu đường
Cần mua lạc có nguồn gốc và chất lượng. Lạc cũng phải bảo quản cẩn thận, tránh hư, mốc và mất vệ sinh.
Với người mắc tiểu đường thai kỳ, lạc là nguồn dinh dưỡng dồi dào tốt cho mẹ và bé. Hơn nữa lạc giúp đẹp da, chống lão hóa hiệu quả, lợi sữa. Tuy nhiên vẫn nên tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ để chế độ ăn có kết quả tốt.
Như vậy, câu hỏi tiểu đường có ăn lạc được không đã có câu trả lời đầy đủ rõ ràng. Lạc rất tốt cho người mắc tiểu đường và nên có lạc trong thực đơn ăn uống. Ngoài ra, tham khảo ý kiến bác sĩ để kết hợp nghỉ ngơi, luyện tập điều độ sẽ càng có kết quả cao hơn.