Ngô (bắp) là một loại thực phẩm rất bổ dưỡng và là món quà vặt được ưa chuộng của người dân Việt Nam từ xa xưa. Tuy nhiên, nhiều người bị bệnh tiểu đường thường thắc mắc vấn đề: “Người bệnh tiểu đường tiểu đường có nên ăn ngô?”.
Một số lợi ích của ngô
Bắp ngô chứa hàm lượng tinh bột cao, một loại carbohydrate có thể nhanh chóng làm tăng đường máu. Điều này không có nghĩa là người mắc bệnh tiểu đường hoàn toàn không được ăn ngô.
Ngô chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, bao gồm cả sắt, vitamin A và vitamin B-6, thiamin, riboflavin, niacin, folate, phốt pho, magiê, mangan và selen, cung cấp dồi dào chất xơ và được coi là một loại ngũ cốc nguyên hạt.
Chống ung thư hiệu quả
Trong hạt ngô có chứa rất nhiều chất beta-cryptoxanthin, một loại carotenoid có tác dụng chống oxi hóa, giúp ngăn ung thư phổi hiệu quả. Những người ăn thực phẩm nguyên hạt như ngô giảm được đáng kể nguy cơ ung thư vú. Lý do là trong bắp ngô có chứa hàm lượng cao chất xơ cũng như chất chống oxi hóa, giúp bảo vệ tế bào khỏi bị ung thư.
Tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa
Một trong những lợi ích của ăn ngô là giúp cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Lý do là bắp ngô giàu chất xơ không hòa tan- chất khiến dễ tiểu tiện. Chất xơ này cũng hỗ trợ sự phát triển của vi khuẩn có lợi cho ruột già và đổi lại vi khuẩn giúp biến chất xơ thành chuỗi axit béo ngắn (SCFA)
Tốt cho não
Bắp cũng giàu vitamin B1 giúp acetylcholine-một chất truyền tín hiệu thần kinh cho bộ nhớ
Tốt cho mắt
Bắp ngô cũng giàu beta-carotenoid và folate. Cả hai chất này giúp làm chậm quá trình suy thoái điểm vàng liên quan đến tuổi tác.
Tiểu đường có nên ăn ngô?
Bệnh tiểu đường có ăn được ngô không? Dù có lợi ích tốt như vậy nhưng ngô vẫn được phân vào nhóm tinh bột. Người tiểu đường chỉ được ăn một cách hạn chế.
Ngô có chỉ số GI là 69, con số này hơi cao (mức trung bình là 56-69). GI – Glycaemic Index – là chỉ số phản ánh tốc độ làm tăng đường huyết sau khi ăn các thực phẩm giàu chất bột đường, tất nhiên là càng thấp càng tốt.
Nếu như chỉ ăn riêng ngô, lượng đường trong máu dễ tăng nhanh. Ngô cần dùng trong bữa ăn, kèm với những thực phẩm giàu chất xơ và protein khác.
Người tiểu đường ăn bao nhiêu ngô là phù hợp?
Bữa ăn của người tiểu đường được khuyến nghị cần gồm nhiều loại thực phẩm carbohydrate khác nhau. Chẳng hạn như trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, sữa chua, các loại đậu, mỗi loại chỉ ăn một ít. Ngô là một nguồn năng lượng, chất xơ, vitamin, khoáng chất, lại ít chất béo và natri.
Để có thể hấp thu được những dưỡng chất trong ngô. Đồng thời ngăn dung nạp carbohydrate quá mức, bệnh nhân phải theo dõi lượng ngô đã ăn đến từng gram.
Theo Hiệp hội Tiểu đường Mỹ , 1/2 chén ngô nấu chín hoặc 1/2 bắp ngô luộc chứa 15g carbohydrate. Trong khi lượng carbohydrate mỗi bữa ăn cho người tiểu đường dao động từ 45-60g là an toàn.
Còn tùy vào trọng lượng cơ thể, công việc hàng ngày nặng hay nhẹ mà lượng thức ăn tương ứng cũng khác nhau. Tốt nhất bạn nên kiểm tra lượng đường trong máu trước và sau bữa ăn để điều chỉnh cho phù hợp.
Lưu ý những hình thức chế biến sẵn của ngô cho lượng đường cao như sirô ngô hoàn toàn bất lợi cho sức khỏe. Bệnh nhân không nên dùng.
Người bệnh tiểu đường nên ăn ngô đúng cách
Mặc dù, bắp chứa nhiều carbohydrate không tốt cho bệnh nhân tiểu đường nhưng không có nghĩa là người bị tiểu đường tuyệt đối không được ăn bắp.
Thậm chí, người bị bệnh tiểu đường ăn bắp đúng cách còn rất tốt cho sức khỏe. Đối với những người bình thường, việc ăn bắp khoa học còn giúp ngăn chặn những dấu hiệu bệnh tiểu đường xuất hiện.
- Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ khuyến cáo, những người tiểu đường chỉ nên ăn từ 45 – 60g carbohydrate trong mỗi bữa ăn.
- Khi bạn đã sử dụng ngô trong bữa ăn thì cần hạn chế những loại thực phẩm có chứa nhiều carbohydrate khác.
- Mỗi ngày chỉ nên ăn tầm khoảng nửa bắp ngô và không nên ăn quá thường xuyên.
- Như vậy bạn vừa bảo đảm được dinh dưỡng cho cơ thể lại vừa không làm tăng lượng đường trong máu.
Ngoài ra người bệnh tiểu đường cần nắm nguyên tắc dinh dưỡng như sau
- Tăng lượng rau củ, trái cây và sản phẩm từ sữa ít béo trong bữa ăn hằng ngày.
- Sử dụng thực phẩm nguyên hạt, thịt da cầm bỏ da và cá để bổ dung omega3 và các loại hạt.
- Hạn chế thực phẩm chứa nhiều cholesterol, chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa.
- Giảm ăn muối, đồ ngọt, các loại nước uống có ga, có cồn và thịt đỏ.
- Nên chia nhỏ bữa ăn trong một ngày, mỗi ngày nên ăn tầm 4 bữa. Tuyệt đối không được bỏ bữa sáng. Ăn chậm và dừng lại khi thấy vừa đủ.
Với lý giải trên bạn không còn phải hoang mang vấn đề “người bị bệnh tiểu đường có được ăn bắp hay không?”. Hãy xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng hợp lý để hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường được tốt hơn.
Mọi người có thể tham khảo thêm thông tin: