Mắc tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không? Đây là câu hỏi được rất nhiều bà mẹ quan tâm. Câu trả lời là nếu không được kiểm soát tốt, căn bệnh này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mẹ và bé. Tuy nhiên, phần lớn những biến chứng của tiểu đường thai kỳ có thể phòng ngừa được.
Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm cho người mẹ không?
Bà bầu mắc tiểu đường thai kỳ có nguy cơ bị cao huyết áp nhiều hơn người bình thường. Cao huyết áp có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm khác. Ví dụ như tiền sản giật, tai biến, thai chậm phát triển hay sinh non.
Khi thai phụ bị tiểu đường và lượng đường trong máu không được kiểm soát tốt, em bé có thể sinh ra nhiều nước tiểu hơn gây tình trạng đa ối. Đa ối dẫn tới việc sản xuất quá nhiều dịch ối từ tuần thứ 26 – 32 của thai kỳ, tăng nguy cơ sinh non ở thai phụ.
Sẩy thai, sinh non hay thai chết lưu là triệu chứng rất thường gặp ở những người mắc tiểu đường thai kỳ. Gần 30% bà bầu sinh non là do bị tiểu đường thai kỳ. Trong đó, tỷ lệ này ở thai phụ bình thường là gần 10%.
Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ nếu không kiểm soát tốt đường huyết có thể gặp phải tình trạng nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Tình trạng này thường không có triệu chứng lâm sàng. Thai phụ nên đi thăm khám để xét nghiệm và can thiệp đường huyết sớm. Nếu không sẽ dẫn tới viêm đài bể thận cấp tính đe dọa nhiễm ceton, sinh non, nhiễm trùng ối.
Phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ có nguy cơ rất cao bệnh phát triển thành tiểu đường tuýp 2 sau sinh. Ngoài ra, họ cũng dễ gặp tình trạng thừa cân, nếu không có chế độ ăn uống và luyện tập thích hợp.
>>> Có thể bạn quan tâm: Phụ nữ mang thai bị đái tháo đường thai kỳ, có nhiều nguy cơ phát triển bệnh sau này?
Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm cho thai nhi không?
Mẹ bị tiểu đường thai kỳ có thể khiến thai nhi hấp thụ quá nhiều chất dinh dưỡng. Từ đó gây nên tình trạng thừa cân ở thai nhi.Thai nhi phát triển quá mức có thể gây nên nhiều biến chứng cho cả mẹ và thai nhi.
Đồng thời, insulin tăng quá mức sẽ làm lượng đường trong máu bị hạ thấp. Từ đó gây ra tình trạng hạ đường huyết. Nghiêm trọng hơn có thể gây co giật ở trẻ sơ sinh.
Tình trạng sinh non ở trẻ sơ sinh có thể dẫn đến việc trẻ bị hội chứng suy hô hấp cấp. Hội chứng này có thể dẫn đến tình trạng khó thở và các vấn đề hô hấp khác.
Tiểu đường thai kỳ nếu không được kiểm soát có thể gây sinh non, sảy thai hay thai chết lưu. Bà bầu mắc bệnh cần đặc biệt cẩn trọng, nhất là ở những tuần cuối thai kỳ.
Các nghiên cứu cho thấy, trẻ có thể bị ảnh hưởng lâu dài nếu người mẹ mắc tiểu đường thai kỳ. Trẻ có khả năng bị tiểu đường hay tiền đường cao gấp 8 lần so với người bình thường.
>>> Có thể bạn quan tâm: Người tiểu đường uống sữa Ensure được không?
Làm thế nào để kiểm soát tốt tiểu đường khi mang thai?
Tiểu đường thai kỳ hoàn toàn có thể kiểm soát và ngăn ngừa hiệu quả. Trong đó, thay đổi cách ăn uống và chế độ luyện tập là có tác dụng nhất.
- Nên ăn những thực phẩm chuyển hóa đường chậm. Ví dụ như các loại ngũ cốc nguyên cám hay đậu. Yến mạch cũng được nhiều chuyên gia khuyên dùng.
- Chia nhỏ và ăn thành 5-6 bữa/ngày. Không bỏ bữa hay ăn dồn để tránh lượng đường huyết tăng giảm đột ngột.
- Ăn nhiều trái cây và rau xanh. Hạn chế lượng tinh bột hấp thu.
- Ăn các loại thịt nạc, cá béo để nạp protein, đồng thời hạn chế cholesterol.
- Nên ăn nhiều các loại hoa quả tươi ít đường. Không uống nước ép hoa quả hoặc sinh tố quá ngọt.
- Chăm chỉ luyện tập thể dục đều đặn mỗi ngày. Hãy tập các bài tập có lợi cho tình trạng bệnh như bơi lội đi bộ, yoga.
- Đi khám định kì thường xuyên để theo dõi sát sao sức khỏe của cả mẹ và bé.
- Khi bị tiểu đường thai kỳ, thời gian lý tưởng để sinh em bé là khoảng 38-40 tuần.
>>> Có thể bạn quan tâm: Mẹ bầu tiểu đường thai kỳ ăn bí đỏ được không?
Hy vọng bài viết trên đây của chúng tôi sẽ giúp chúng ta trả lời cho câu hỏi tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm hay không? Chúc cả mẹ và bé đều khỏe mạnh, an toàn trong quá trình mang bầu và sinh con.