Mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ sau sinh có hết không?

Mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ sau sinh có hết không?

Bị tiểu đường thai kỳ sau sinh có hết không? Bao lâu thì mới hết bị tiểu đường thai kỳ, cách kiểm soát chỉ số đường huyết sau sinh như thế nào? Để tìm câu trả lời cho mình thì bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Tiểu đường thai kỳ sau sinh có hết không?

Tiểu đường thai kỳ sinh xong có hết không? Thông thường, tiểu đường thai kỳ thường biến mất sau sinh. Ngay sau khi sinh hoặc sau sinh 1 – 3 tháng, đường huyết sẽ trở về bình thường. Tuy nhiên, các bà mẹ có thể mắc tiểu đường thai kỳ ở những lần sinh tiếp theo hoặc bệnh chuyển thành tiểu đường tuýp 2 nếu không có biện pháp kiểm soát đường huyết tốt.

Tiểu đường thai kỳ sau sinh có hết không?
Tiểu đường thai kỳ sau sinh có hết không?

Theo số liệu nghiên cứu từ các chuyên gia y tế, có khoảng 5 – 10% bà mẹ bị tiểu đường thai kỳ sẽ bị tiểu đường tuýp 2 ngay sau đó. Và có đến 50% người được chẩn đoán tiểu đường thai kỳ sẽ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 vào 5 – 10 năm sau.

Đa phần phụ nữ sau sinh cho rằng mình đã khỏi bệnh, và họ lãng quên việc kiểm tra đường huyết những năm sau đó. Điều này thực sự rất nguy hiểm. Bởi nó gây ra tâm lý chủ quan cho người bệnh. Và hậu quả là, nhiều trường hợp phát hiện ra bị tiểu đường, và có thể đã có những biến chứng.

Những nguy cơ tiểu đường thai kỳ gặp phải sau sinh?

Người mẹ mắc tiểu đường thai kỳ sau sinh có hết không? Những người mẹ bị tiểu đường thai kỳ có thể hết sau sinh và có thể sinh con bình thường. Tuy nhiên, người mẹ sẽ gặp phải những nguy cơ sau sinh như:

  • Mắc bệnh tiểu đường tuýp 2: Đây là diễn tiến bệnh phổ biến nhất ở người bệnh tiểu đường thai kỳ. Các chuyên gia luôn khuyến cáo người mẹ bị tiểu đường thai kỳ cần làm nghiệm pháp dung nạp glucose sau sinh 6 tuần và lặp lại mỗi ba năm sau khi sinh nếu các xét nghiệm trước đó bình thường. Để có những phát hiện giúp điều trị kịp thời.
  • Bị tiểu đường thai kỳ ở những lần mang thai tiếp theo. Nếu người mẹ không thể kiểm soát được cân nặng, đường huyết sau sinh thì rất có thể sẽ bị tiểu đường thai kỳ ở lần mang thai tiếp theo.
  • Tiểu đường sau sinh dễ bị trầm cảm: Những người mẹ bị tiểu đường thai kỳ có nguy cơ mắc trứng trầm cảm cao hơn những người mẹ không mắc bệnh.

Kiểm soát tiểu đường thai kỳ sau sinh như thế nào?

Sau khi sinh thì bệnh tiểu đường thai kỳ sẽ biến mất. Tuy nhiên, người mẹ cũng không thể chủ quan mà cần phải có lịch thăm khám thường xuyên để có thể phát hiện các vấn đề sớm, giúp điều trị kịp thời.

  • Nếu như phát hiện ngay ở giai đoạn tiền tiểu đường thì có thể can thiệp bằng chế độ dinh dưỡng, thay đổi lối sống sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ phát triển thành bệnh tiểu đường type 2.
  • Thăm khám sớm cũng có thể giúp cho bệnh nhân có hướng điều trị sớm, kiểm soát được lượng đường huyết và giảm thiểu các biến chứng có thể có.
  • Sàng lọc tiểu đường tuýp 2 sau sinh cũng là cách tốt giúp người mẹ giảm hậu quả của bệnh tiểu đường thai kỳ ở lần mang thai tiếp theo như: dị tật bẩm sinh, tăng huyết áp, sinh non, khó sinh, hạ đường huyết sau sinh…

Thường xuyên theo dõi các chỉ số đường huyết sau sinh của những bà mẹ bị tiểu đường thai kỳ là điều rất cần thiết. Bởi nó giúp cho người bệnh có thể biết bệnh tình của mình, bác sĩ có hướng điều trị, chế độ ăn uống, luyện tập phù hợp với từng bệnh nhân.

Chăm sóc sức khỏe phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ sau sinh

Tiểu đường thai kỳ đẻ xong có hết không? Bệnh tiểu đường thai kỳ có thể biến mất sau sinh. Tuy nhiên, nếu người mẹ không thay đổi chế độ ăn uống, luyện tập thì có thể diễn tiến đến bệnh tiểu đường. Vì thế người mẹ bị tiểu đường thai kỳ cần đặc biệt lưu ý nhưng điều sau:

Có chế độ ăn uống lành mạnh

  • Không bắt buộc kiêng các thực phẩm nhiều tinh bột, đồ ngọt nhưng cần điều chỉnh cho 1 chế độ ăn phù hợp.
  • Chế độ ăn luôn tuân theo nguyên tắc: giảm tinh bột, tăng cường chất xơ, đạm, chất béo lành mạnh, chọn lựa và bổ sung thực phẩm có chỉ lượng và tải lượng đường huyết thấp.
  • Vẫn nên chia nhỏ các bữa ăn: bữa chính với hàm lượng vừa phải, 2 – 3 bữa ăn phụ để hạn chế đường huyết tăng đột ngột khó kiểm soát.
  • Trước khi ăn cơm thì hãy ăn thật nhiều rau xanh để tạo 1 hàng rào chất xơ làm chậm quá trình hấp thu tinh bột và hạn chế đường đi vào máu.
Bệnh tiểu đường thai kỳ sau sinh cần có chế độ ăn uống lành mạnh
Bệnh tiểu đường thai kỳ sau sinh cần có chế độ ăn uống lành mạnh

Chế độ sinh hoạt, luyện tập

  • 30 phút – 1 tiếng mỗi ngày với các bài tập nhẹ nhàng như chạy bộ, đạp xe, yoga.. để nâng cao thể lực, giúp tăng sự nhạy cảm của insulin, giảm nồng độ đường tồn tại trong máu.
  • Nếu thừa cân thì hãy giảm cân, duy trì cân nặng ở mức phù hợp với thể trạng.

Dùng thuốc điều trị

Nếu đường huyết của người mẹ quá cao, các biện pháp trên không khả quan giúp cải thiện được bệnh thì lúc này các bác sĩ sẽ cân nhắc đến việc cho người mẹ dùng thuốc phù hợp. Thuốc có thể thẩm thấu qua nhau thai hoặc bài tiết vào sữa mẹ nên phữ mang thai hoặc đang cho con bú cần thật cẩn thận trước khi dùng. Chỉ dùng thuốc khi có sự chỉ định của bác sĩ, đúng liều lượng cho phép.

Bài viết trên đây đã giải đáp được cho câu hỏi tiểu đường thai kỳ có hết sau khi sinh và các biện pháp giúp kiểm soát chỉ số đường huyết sau sinh nhằm ngăn ngừa sự phát triển của bệnh. Thăm khám và kiểm tra đường huyết định kỳ thường xuyên là cách tốt nhất để phòng và tránh biến chứng nguy hiểm.

Bạn muốn biết thêm về: Những điều người mẹ cần biết về tiểu đường thai kỳ tuần 36