Bệnh tiểu đường thường có 2 loại chính là tiểu đường tuýp 1, tuýp 2 xuất phát từ nguyên nhân, đối tượng và lứa tuổi bị bệnh khác nhau. Vậy bệnh tiểu đường tuýp 1 hay tuýp 2 nguy hiểm hơn?
Tiểu đường tuýp 1
Tiểu đường tuýp 1 còn được gọi là tiểu đường vị thành niên hay tiểu đường trẻ em. Do đối tượng của loại này thường dưới 30 tuổi. Bệnh do tự miễn dịch mà tuyến tụy sản xuất rất ít insulin hoặc không sản xuất insulin. Những bệnh nhân này có thể cũng có các rối loạn miễn dịch khác như bệnh Basedow, viêm giáp Hashimoto và bệnh Addison. Số người bị tiểu đường tuýp 1 chiếm khoảng 10% trong số tất cả bệnh nhân tiểu đường.
Trong tiểu đường tuýp 1, các tế bào tuyến tụy sản xuất insulin bị phá hủy. Người bệnh phải tiêm insulin trong suốt thời gian sống chung với bệnh. Đặc biệt, loại này không thể phòng ngừa được, các biện pháp tập thể dục. Và chú ý chế độ ăn uống sẽ giúp hạn chế các biến động đường huyết và ngăn ngừa biến chứng xuất hiện. Bệnh khởi phát đột ngột, cấp tính và gặp ở đối tượng có thể trạng gầy. Các biến chứng thường gặp là tăng đường huyết do nhiễm toan Ceton. Hoặc tăng áp lực thẩm thấu dẫn đến tử vong nếu không được xử lý kịp thời. Những biến chứng tổn thương vi mạch thường xuất hiện sau vài năm bị bệnh.
Tiểu đường tuýp 2
Trái ngược lại với tiểu đường tuýp 1, tiểu đường tuýp 2 thường được phát hiện ở những người thừa cân. Còn gọi là tiểu đường không phụ thuộc insulin hay tiểu đường ở người trưởng thành. Loại này chiếm khoảng 90% tất cả các trường hợp của bệnh tiểu đường.
Trong tiểu đường tuýp 2, tuỵ người bệnh vẫn còn khả năng sản xuất insulin. Nhưng không đủ hoặc cơ thể không đáp ứng với insulin như bình thường. Một số trường hợp, sau khi ăn tuỵ sản xuất một lượng insulin nhiều hơn bình thường.
Ða số bệnh nhân tiểu đường tuýp 2, tế bào cơ thể vẫn còn nhạy cảm với insulin (đặc biệt là tế bào mỡ và tế bào cơ). Lượng lớn insulin được sản xuất được tế bào nhận diện. Bệnh thường khởi phát từ từ, ít có nhiễm toan ceton, tổn thương vi mạch thường xuất hiện sớm, nồng độ insulin máu tăng hoặc bình thường.
Đối với tiểu đường tuýp 2, do bệnh diễn biến âm thầm. Nên đa phần biến chứng chỉ được phát hiện tình cờ khi thăm khám hoặc ở giai đoạn muộn. Nên điều trị khó khăn và tốn kém. Các biến chứng mạn tính thường gặp ở tiểu đường tuýp 2 như bệnh lý tim mạch, mờ mắt, suy thận, hoại tử chân tay. Tiểu đường tuýp 2 ngày càng gia tăng do ít vận động, béo phì, stress trong công việc và cuộc sống.
Tiểu đường loại nào nguy hiểm hơn?
Với người bệnh tiểu đường tuýp 1 do tuyến tụy đã giảm. Hoặc mất khả năng sản xuất Insulin do đó việc sử dụng Insulin là bắt buộc. Với người bệnh tiểu đường tuýp 2 Insulin chỉ sử dụng ở giai đoạn sau của bệnh. Tuy nhiên với tiểu đường tuýp 1 việc phát hiện và điều trị sớm sẽ hạn chế được các biến chứng hơn so với tiểu đường tuýp 2 – khi phát hiện thường đã có biến chứng do tiến triển âm thầm của bệnh.
Mỗi loại có biểu hiện và đặc trưng khác nhau nhưng đều có nguy cơ cao dẫn đến tử vong. Vì vậy khi đã bị tiểu đường dù tuýp nào, người bệnh cần xác định phải sống chung với bệnh suốt đời. Để hạn chế nguy cơ biến chứng và kéo dài tuổi thọ, cần tuân thủ chế độ ăn uống và tập luyện đều đặn. Bên cạnh đó là dùng thuốc để đạt được mục tiêu cốt yếu nhất là kiểm soát đường huyết ổn định.
Xem thêm: Nguyên nhân và các biện pháp điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2